Câu 1: Đầu tư và đầu tư phát triển:
Đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu được các kết quả, thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Đầu tư phát triển là một phương thức của đầu tư trực tiếp. Hoạt động đầu tư này sử dụng các nguồn lực trong hiện tại để thực hiện một hoạt động nào đó nhằm duy trì tiềm lực hiện có hoặc tạo ra tài sản mới, năng lực sản suất mới trong nền kinh tế.
Sự cần thiết phải tiến hành các hoạt động đầu tư phát triển theo dự án:
Hoạt động đầu tư phát triển có những đặc điểm khác biệt so với các loại hình đầu tư khác đó là :
- Nguồn lực được thực hiện bằng tiền vốn, số vốn cần huy động cho một công cuộc đầu tư thường rất lớn và nằm ứ đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư.
- Đầu tư phát triển là một hoạt động mang tính chất lâu dài diễn ra trong nhiều năm tháng thể hiện ở cả 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn thực hiện đầu tư: là thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi các thành quả của hoạt động đầu tư phát huy tác dụng.
+ Thời kỳ vận hành kết quả đầu tư chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố không ổn định theo thời gian của tự nhiên, xã hội, kinh tế chính trị.
- Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển là các công trình xây dựng sẽ được hoạt động ở ngay nơi mà chúng được tạo dựng nên. Do đó chúng chịu ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, phong tục tập quán ở nơi được tạo dưng và khai thác.
- Các thành quả của kết quả đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài trong nhiều năm tháng.
Do đó, để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư được tiến hành thuận lợi đạt được mục tiêu mong muốn, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao thì trước khi bỏ vốn cần làm tốt công tác chuẩn bị. Có nghĩa là phải xem xét, tính toán toàn diện các khía cạnh có liên quan đến quá trính thực hiện đầu tư, đến sự phát huy tác dụng và hiệu quả đạt được của công cuộc đầu tư. Mọi sự xem xét, tính toán và chuẩn bị này được thể hiện trong việc soạn thảo các dự án đầu tư. Như vậy, dự án đầu tư chính là tiền đề chp việc thực hiện các công cuộc đầu tư đạt hiệu quả kinh tế - xã hội mong muốn.

Câu 2 : Khái niệm, công dụng, đặc trưng của một dự án đầu tư.
Khái niệm: Về mặt nội dung, dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động dự kiến và các chi phí cần thiết được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch trình, thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo một cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu trong tương lai.
Dự án đầu tư bao gồm 4 thành phần:
- Mục tiêu: có 2 cấp độ mục tiêu:
Mục tiêu phát triển: thể hiện sự đóng góp của dự án vào việc thực hiện các mục tiêu chung của mỗi quốc gia.
Mục tiêu trước mắt: là mục tiêu thể hiện lợi ích trực tiếp mang lại cho chủ đầu tư, chủ yếu là mục tiêu tài chính.
- Các hoạt động: là những nhiệm vụ hay hoạt động cụ thể được thực hiện trong dự án để tạo ra những kết quả, những nhiệm vụ và hoạt động này được gắn liền cùng với thời gian và trách nhiệm cụ thể sẽ tạo thành kế hoạch làm việc của dự án.
- Các kết quả: là những thành quả cụ thể có thể định lượng được tao ra từ các hoạt động của dự án.
- Các nguồn lực: bao gồm nguồn lực vật chất, tài chính, con người cần thiết để thực hiện các hoạt động của dự án, giá trị và chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư của dự án.
Công dụng:
- Đối với Nhà nước: là cơ sở để kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đầu tư; là cơ sở để thẩm định chấp nhận sử dụng vốn của nhà nước để ra quyết định đầu tư và quyết định tài chính cho dự án.
- Đối với chủ đầu tư:
+ Là căn cứ để quyết định bỏ vốn đầu tư vào dự án.
+ Là căn cứ để xin phép đầu tư và xin phép hoạt động.
+ Là căn cứ để xin phép nhập khẩu máy móc, thiết bị và hưởng các ưu đãi đầu tư.
+ Là căn cứ để tìm đối tác đầu tư.
+ Là căn cứ để thuyết phục các tổ chức tín dụng hoặc cho dự án vay vốn.
+ Là căn cứ để xứ lý các mối quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên tham gia liên doanh với nhà nước VN.
Đặc trưng:
- Dự án đầu tư cần xác định mục đích, mục tiêu rõ ràng.
- Dự án đầu tư có chu kỳ phat triển riêng và thời gian tồn tại là hữu hạn.
- Dự án đầu tư có sự tham gia của nhiều bên: nhà đầu tư, nhà thầu, nhà tư vấn và nhà nước. Nhà nước tham gia với tư cách là người thẩm định và cấp giấy phép cho dự án. Nhà thầu tham gia với tư cách là người cung cấp các nguyên vật liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho dự án. Nhà đầu tư bổ vốn cho dự án. Nhà tư vấn cung cấp dịch vụ tư vấn cho DA.
- Sản phẩm của dự án mang tính đơn chiếc và độc đáo.
- Môi trường hoạt động của dự án là va chạm và có sự tương tác phức tạp giữa DA này với DA khác, giữa bộ phận quản lý này với bộ phận quản lý khác.
- Dự án có tính bất định và độ rủi ro cao.

Câu 3: Các giai đoạn trong chu kỳ của 1 dự án đầu tư ?
Trình bày nội dung đặc điểm và yêu cầu của mỗi giai đoạn?
Làm rõ mối quan hệ giữa các giai đoạn trong chu kỳ của một dự án đầu tư?
1. Các giai đoạn trong chu kỳ của một dự án đầu tư.
a.Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: là giai đoạn nghiên cứu thiết lập DA ĐT, bao gồm 2 công việc
- Soạn thảo dự án đầu tư
+ Nghiên cứu phát triến cơ hội đầu tư
+ NC tiền khả thi sơ bộ , chọn dự án
+ NC khả thi
- Thẩm định dự án đầu tư(đánh giá và lựa chọn dự án)
=>Kết quả của giai đoạn chuẩn bị đầu tư: về cơ bản dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt kèm theo quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư.
b. Giai đoạn thực hiện đầu tư:
- Hoàn tất các thủ tục để triển khai dự án
+ Lập hồ sơ xin giao đất, thuê đất
+ Xin giấy phép xây dựng hoặc đầu tư
+ Xin giấy phép khai thác tài nguyên
+ Đền bù giải phóng mặt bằng
- Thiết lập dự án thi công công trình
- Thi công xây lắp công trình
+ Mua sắm lắp đặt máy móc thiết bị
+ Thi công xây dựng công trình
+ Kiểm tra việc thực hiện, theo dõi việc thực hiện hợp đồng
+ Quản lý về mặt kỹ thuật, chất lượng thiết bị
+ Chạy thư nghiệm thu và đưa vào sử dụng
à Kết quả của thực hiện đầu tư là máy móc thiết bị được lắp đặt, công trình xây dụng đã hoàn thành
c. Giai đoạn vận hành kết quả đầu tư: là giai đoạn dự án đi vào sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp các hoạt động dịch vụ. Giai đoạn này được tính là vòng đời dự án và nó gắn liền với chu trình sống của sản phẩm trên thị trường.
- Sử dụng chưa hết công suất của dự án
- Công suât cuả dự án ở mức cao nhất
- Công suất cảu dự án giảm dần và đi đến thanh lý ở cuối đời dự án.
à Kết quả: sản phẩm dịch vụ được sản xuất, dự án có thu để bù lại chi phí và lợi nhuận bỏ ra
2. Mối quan hệ giữa các giai đoạn trong một chu kỳ của 1 dự án:
Trong 3 giai đoạn trên, giai đoạn chuẩn bị đàu tư tạo tiền đề hay quyết định sự thành công hay thất bại của 2 giai đoạn sau, đặc biệt là đối với giai đoạn vận hành kết quả đầu tư.
Gđ chuẩn bị đầu tư làm tốt sẽ tạo thuận lợi cho giai đoạn thực hiện đầu tư(đúng tiến độ, thời gian, chất lượng).
Gđ thực hiện đầu tư ảnh hưởng trực tiếp đến vận hành kết quả đầu tư, nếu thực hiện đầu tư không tốt chắc chắn việc vận hành sẽ gặp khó khăn.
3. Đặc điểm yêu cầu của các giai đoạn đầu tư:
1. Gđ chuẩn bị đầu tư
Đặc điểm: là gđ tiền đề quyết định đến sự thành công hay thất bại ở 2 gđ sau. Đặc biệt là giai đoạn vận hành kết quả. Gđ chuẩn bị đầu tư mặc dù chỉ chiếm 1 tỷ lệ rất nhỏ so với tổng mức vốn đầu tư của dự án nhưng lại quyết định rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn ở gđ thực hiện đầu tư.
Yêu cầu: tính chuẩn xác của các thông tin, các dự đoán, dự báo phải chính xác khoa học.
2. Gđ thực hiện đầu tư
Đặc điểm: số vốn ĐT trong gđ này chiếm phần lớn tổng số vốn ĐT của dự án. Nó nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện ĐT mà không sinh lời.
Yêu cầu:vấn đề thời gian và tiến độ DA phải được đảm bảo. đảm bảo chất lượng và tính đồng bộ của các kết quả đầu tư. Chi phí của DA nằm trong phạm vi đã được duyệt.
3. Gđ vận hành kết quả đầu tư
Đặc điểm: là gđ chủ ĐT có thể hoàn lại vốn ĐT ban đầu.
Yêu cầu: DA phải đạt hiệu quả cao về mặt tài chính và mặt xã hội.
Câu 4:trình bày các nội dung nghiên cứu của giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi và giai đoạn nghiên cứu khả thi? Làm rõ sự giống và khác nhau giữa 2 gđ trên.

Gđ nc tiền khả  thi(NCTKT): là gđ trung gian giữa gđ phát triển cơ hội ĐT và gđ chính thức đi vào soạn thảo dự án, gđ này được tiến hành với các cơ hội ĐT được xem là có triển vọng thường là với các cơ hội ĐT có quy mô lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp, thời gian thu hồi vốn lâu.
Mục đích: kiểm tra lại cơ chế đàu tư đã được lựa chon, khẳng định lại 1 lần nữa tính khả thi của cơ hội ĐT đó. Theo nghị định NĐ 16-2005/TTCP thì những DA quan trọng quốc gia và DA nhóm A phải thông qua báo cáo đầu tư và khi báo cáo đầu tư được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư thì mới được chuyển sang gđ chính thúc đi vào lập DA ĐT
Nội dung:
a. Nghiên cứu khía cạnh KTXH, pháp lý có ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư. Đây là việc xem xét sự tác động của ĐKTN,KTXH, pháp lý…dẫn đến sự cần thiết phải đầu tư.
b. NC khía cạnh thị trường của cơ hội ĐT đã lựa chọn: là việc xác định khả năng và cách thức thâm nhập thị trường sản phẩm của dự án
c. NC khía cạnh kỹ thuật của cơ hội ĐT: là việc lựa chọn hình thức đầu tư, quy mô, phương án sx, lựa chọn thiết bij công nghệ, địa điểm cho việc thực hiện DA.
d. Phân tích khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự: là việc xđ hình thức tổ chức quản lý của DA.
e. Pt khía cạnh tài chính của DA: là việc xđ mức vốn ĐT của DA, nguồn huy động vốn và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của DA
g. Pt khía cạnh KTXH của DA, xđ những lợi ích mà DA sẽ mang lại cho nền KT
Đặc điểm: nd NC chưa chi tiết, vẫn vẫn dừng ở trạng thái tĩnh, ở mức trung bình mọi đầu vào, đầu ra, mọi khía cạnh nên độ chính xác chưa cao.
Kết luận: việc trình bày nd của báo cáo ĐT phải làm rõ được các vấn đề sau: các thông tin đưa ra phải đủ sức thuyết phục đối với nhà đầu tư để chứng minh là cơ hội ĐT là có triển vọng đến mức có thể quyết định mức ĐT. Làm rõ các khía cạnh có thể gây khó khăn, ảnh hưởng tói tiến trình thực hiện ĐT và vận hành kết quả đầu tư.
Giai đoạn nghiên cứu khả thi:
Mục đích: gđ nckt được xem là cốt lõi của quá trình chuẩn bị đầu tư. Nó là bước sàng lọc cuối cùng để lựa chọn cơ hội ĐT tối ưu. Là bước nghiên cứu một cánh kỹ càng các vấn đề cơ bản của DA để có thể đưa ra 1 kết luận xác đáng về dự án trên tất cả các khía cạnh.
Nội dung: bao gồm 5 nd cơ bản trong gđ NC tiền khả thi nhưng mức độ nghiên cứu chi tiết hơn.
Đặc điểm: mọi khía cạnh nghiên cứu của DA đều được xem xét ở trạng thái động theo hình thức từng năm trong suốt cả đời DA, mọi yếu tố không ổn định đều được đề cập đến trong từng nội dung nghiên cứu. vì vậy kết quả nghiên cứu của gđ này đạt độ chính xác cao(chiếm 85%gđ chuẩn bị)
Kết quả của gđ NCTKT:là bản DA ĐT.
So sánh:
Giống nhau: về cơ bản nội dung chính của 2 gđ này tương đối giống nhau: nghiên cứu 5 khía cạnh chính:
Điều kiện vĩ mô ảnh hưởng đến hình thành và thực hiện DA ĐT
Kinh tế thị trường
Khía cạnh kỹ thuật
Khía cạnh tài chính
Khía cạnh kinh tế xã hội
Khác nhau:
- Mục đích:
+ NCTKT: loại bỏ các dự án bấp bênh( về thị trường, về kinh tế), những DA có kinh phí đầu tư quá lớn, mức sinh lợi nhỏ hoặc không thuộc loại ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh.
+ NCKT: xem xét lần cuối nhằm đi đến kết luận xác đáng về mọi nd cơ bản của DA bằng các số liệu đã được tính toán cẩn thận chi tiết để đi đến quyết định đầu tư chính thức
- Nội dung: về cơ bản là giống nhau nhưng khác nhau về mức độ, NCKT chi tiết hơn, chính xác hơn.
- Đặc điểm:
+ NCTKT: nd NC chưa chi tiết, vẫn vẫn dừng ở trạng thái tĩnh, ở mức trung bình mọi đầu vào, đầu ra, mọi khía cạnh nên độ chính xác chưa cao.
+ NCKT: mọi khía cạnh NC được xem xét ở trạng thái động có tính đến các yếu tố bất định có thể xảy ra theo từng nd NC, xem xét tính vững chắc về hiệu quả của DA trong điều kiện có sự tác động của yếu tố bất định và đưa ra các biện pháp tác động đảm bảo DA có hiệu quả
- Kết quả:
+ NCTKT:báo cáo NCTKT
+ NCKT: báo cáo NCKT gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở.
Câu 5: Các bước của quá trình soạn thảo một DADT ? Trình bày mối liên hệ giữa các bước trong quá trình soạn thảo một DADT?

Các bước của QT soạn thảo DA ĐT:
1. Nhận dạng DA
- Xđ dự án thuộc loại nào
- Xđ sự cần thiết phải có DA
- Xđ mục đích cụ thể của DA
- Xđ chủ DADT
- Xđ vị trí của DA trong chiến lược phát triển linh doanh
- Xđ tính hợp pháp của nghành sản xuất kinh doanh
2. Lập đề cương sở bộ của DA và dự trù kinh phí soạn thảo
- Lập đề cương sơ bộ: giới thiệu khái quát những nội dung cơ bản của DA
- Dự trù kinh phí soạn thảo DA
+ Chi phí mua thông tin
+ Chi phí khảo sát điều tra thực tế
+ Chi phí hành chính
+ Chi phí thù lao cho người soạn thảo DA
3. Lập đề cương chi tiết của DA: tổ chức thảo luận xây dựng đề cương chi tiết, cụ thể hóa những nội dung mà mỗi người trong nhóm cần phải thực hiện
4. Phân công công việc cho các thành viên soạn thảo
5. Tiến hành soạn thảo DA:
- Thu thập các thông tin tư liệu cần thiết cho DA
- Phân tích, xử lý các thông tin, tư liệu đã thu thập
- Tổng hợp các kết quả nghiên cứu
- Mô tả DA và trình bày với chủ ĐT hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư của nhà nước xem xét.
6. Hoàn tất văn bản DA.
Mối liên hệ giữa các bước trong quá trình soạn thảo dự án: Các bước trên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, kết quả của mỗi bước ảnh hưởng trực tiếp đến các bước kế tiếp. các bước công việc của quy trình soạn thảo phải được tiến hành theo một lịch trình chặt chẽ được hoạch định ngay sau khi xác định quy trình soạn thảo.

Câu 7: Trình bày các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến sự hình thành và thực hiện dự án đầu tư?
Vì sao khi đi vào soạn thảo dự án người ta phải nghiên cứu các yếu tố thuộc điều kiện vĩ mô ảnh hưởng đến dự án đầu tư?

Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
I/ Điều kiện vĩ mô ảnh hưởng đến dự án
1. Môi trường kinh tế vĩ mô
a.Tốc độ tăng trưởng
   Là chỉ tiêu đo lường kinh tế vùng ngành địa phương, xu thế tăng trưởng kinh tế quốc gia tác động tới tình hình đầu tư phát triển của địa phương ngành, ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ của dự án.Việc đánh giá tăng trưởng do vậy là căn cứ để nhà đầu tư quyết định chọn mặt hàng của dự án
b.Lãi suất:
Là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư về mặt tài chính dự án.Xem xét yếu tố lãi suất là căn cứ để chủ đầu tư căn cứ về tài chính của dự án
c. Lạm phát:
Xảy ra lạm phát là yếu tố rủi ro tiềm tàng ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của dự án về tài chính
d. Tình hình ngoại thương và định chế liên quan
Như chính sách thuế các hàng rào phi thuế quan tỷ giá hối đoái cán cân thương mại quốc tế.
e.Thâm hụt ngân sách:
Là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của dự án về mặt tài chính
f. Hệ thống kinh tế và chính sách điều tiết vĩ mô
Nghiên cứu hệ thống kinh tế là căn cứ cho chủ đầu tư lựa chọn mặt hàng kinh doanh và địa điểm thực hiện dự án để có thể thu được lợi nhuận cao nhất
2. Môi trường chính trị luật pháp
- Hệ thống văn bản pháp luật chung
- Văn bản pháp luật về đầu tư
- Các căn cứ pháp lí khác: Chứng cứ pháp lí về tư cách pháp nhân của cá nhân hay tổ chức tham gia dự án.Thỏa thuận về sử dụng tài nguyên đất đai huy động tài sản hoặc hợp tác sản xuất…
3. Môi trường văn hóa xã hội
+ Đối với dự án sản xuất nông lâm ngư nghiệp cần nghiên cứu: tình trạng sử dụng đất tập quán canh tác, năng suất lao động,tình hình sử dụng đất lao động, tổ chức lao động
+ Dự án công nghiệp xây dựng cần nghiên cứu tập quán tiêu dùng, quy mô dân số, kết cấu hạ tấng, sức mua sản phẩm..
+ Dự án phúc lợi : mật độ dân số, chất lượng dân sô,cơ cấu dân sô.
4. Môi trường tự nhiên và nguồn tài nguyên
+ Dự án nông lâm nghiệp: Quy luật phân bố mưa,mức độ ảnh hưởng của mưa,thông số về nhiệt độ độ ẩm thổ nhưỡng chất đất quy luật gió bão động đất
+ Dự án công nghiệp xây dựng: Địa chất thổ nhưỡng khí hậu quy luật gió bão động đất.

II/ Quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
Đây là yếu tố vô cùng quan trọng đến cơ hội đầu tư và khả năng cấp phép đầu tư
1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
a.Của cả nước
b.Của vùng địa phương liên quan đến dự án
Được xây dựng theo từng thời kì là căn cứ quan trọng trong việc xác định chủ trương đầu tư ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án
2. Quy hoạch phát triển ngành
Là công tác quan trọng trong công tác lập các dự án phát triển thuộc các ngành cụ thể đảm bảo định hướng phát triển của ngành đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh.
3. Quy hoạch kết cấu hạ tầng
Giao thông, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, công cộng đô thị
4. Quy hoạch đô thị
5. Quy hoạch xây dựng
Chính là cơ sở để các đơn vị thi công bố trí lực lượng xây dựng phù hợp theo yêu cầu tiến độ đã được phê duyệt   

Chúng ta cần nghiên cứu kĩ lưỡng các vấn đề thuộc môi trường vĩ mô vì….
Dựa vào các yếu tố trên để viết nhé. Nhấn mạnh đến các vấn đề kinh tế xã hội hay các quy hoạch.Cần nghiên cứu kĩ các vấn đề đó để có thể dự trù kinh phí các vấn đề phát sinh và đưa ra các hướng giải quyết phù hợp với từng vấn đề để có một bản soạn thảo tốt nhất.Giúp cho dự án đi vào thi  công được thuận lợi và kiếm soát được các vấn đề phát sinh.Cùng với đó nghiên cứu kĩ các vấn đề trên là điều kiện thuận lợi để các nhóm khác nghiên cứu như kĩ thuật hay nhóm môi trường.Điều đó là tối quan trọng để dự án thành công.
Cứ bịa nhiều nhiều vào nhưng nhấn mạnh vào các vấn đề đó nhé.

Câu 8:Trình bày khái quát các nội dung chủ yếu trong phân tích khía cạnh thị trường sản phẩm dịch vụ của dự án
Nghiên cứu thị trường là sự nghiên cứu tỉ mỉ, có khoa học xuất phát từ nghiên cứu  nhu cầu của người tiêu dùng để đi đến quyết định nên sản xuất, kinh doanh mặt hàng gì, cách thức và chất lượng như thế nào, khối lượng bao nhiêu và lựa chọn cách thức bán hàng, tiếp thị và khuyến mại nào để tạo chỗ đứng cho sản phẩm của dự án trên thị trường hiện tại và tương lai.Nghiên cứu thị trường sản phẩm dịch vụ của dự án là căn cứ quyết định việc lựa chọn mục tiêu và quy mô dự án.
Các nội dung chủ yếu trong phân tích khía cạnh thị trường
- Phân tích và đánh giá khái quát thị trường tổng thể
- Phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu
- Xác định sản phẩm của dự án
- Dự báo cung cầu thị trường về sản phẩm của dự án đầu tư trong tương lai
- Nghiên cứu vấn đề tiếp thị sản phẩm của dự án
- Nghiên cứu  khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường của dự án

1. Phân tích và đánh giá khái quát thị trường tổng thể
Phân tích và đánh giá khái quát thị trường tổng thể giúp cho chủ đầu tư có cái nhìn tổng quan về thị trường nói chung và thị trường dự án nói riêng thông qua việc:
1.1 Phân tích tình hình cung cầu thị trường hiên tại về sản phẩm của dự án
1.2 Xác định loại thị trường và loại sản phẩm của dự án
- Phân tích tình hình cung cầu thị trường hiện tại về sản phẩm của dự án
- Để xác định mức tiêu thụ của thị trường tổng thể cần những dữ liệu thống kê sau:
+ Sản lượng sản phẩm do các doanh nghiệp trong nước sản xuất và cung ứng cho thị trường
+ Khối lượng sản phẩm đó nhập khẩu hàng năm
+ Mức tồn kho cuối năm của sản phẩm
+ Giá cả của sản phẩm
Chúng ta cần quan tâm đến lượng cung ứng hiện tại và số lượng sản phẩm cung ứng từ các nguồn.Tìm ra các khoản trống trên thị trường để làm căn cứ, cơ sở cho việc nghiên cứu, dự báo tổng khối lượng và nguồn cung ứng các sản phẩm của dự án trong tương lai.
- Xác định loại thị trường và loại sản phẩm của dự án
Để làm rõ những đối tượng tiêu thụ sản phẩm của dự án như thế nào và sản phẩm của dự án thuộc loại gì?
Về phương diện kinh tế có thể phân chia sản phẩm theo 2 tiêu thức:
Theo loại thị trường bao gồm: thị trường nội địa và thị trường quốc tế
Theo loại sản phẩm bao gồm:
+ Các loại sản phẩm thô: xi măng, sắt thép,phân bón…
+ Các sản phẩm có tính năng tương tự nhau nhưng khác như về mẫu mã cách trình bày, thị hiếu như xe hơi máy móc các loại sản  phẩm công nghệ tiêu dùng
+ Các loại sản phẩm không luân chuyển được như: nhà đất, các công trình kiến trúc

2.Phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu
2.1 Phân đoạn thị trường
Phân đoạn thị trường là quá trình phân chia thị trường tổng thể thành những đoạn thị trường nhỏ mà ở đó khách hàng sẽ có sự giống nhau về nhu cầu ước muốn hoặc có những phản ứng giống nhau trước cùng một kích thích marketing.
Lợi ích của phân đoạn thị trường mục tiêu
+ Giúp cho chủ đầu tư phân bố có hiệu nguồn lực
+ Giúp cho chủ đầu tư tập trung nguồn lực đúng chỗ
+ Giúp cho sản phẩm dịch vụ của dự án đáp ứng cao nhất nhu cầu khách hàng do vậy làm tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm
Yêu cầu của phân đoạn thị trường mục tiêu.
+ Tính đo lường được: Quy mô và hiệu quả của đoạn thị trường phải đo lường được
+ Tính tiếp cận được: Dự án hay chủ đầu tư phải nhận biết và phục vụ được đoạn đã phân chia theo tiêu thức nhất định
+ Tính quan trọng: Đoạn thị trường bao gồm các khách hàng có nhu cầu đồng nhất với quy mô đủ lớn để có khả năng sinh lời được
+ Tính khả thi: Có đủ nguồn lực để hinh thành và triển khai sản xuất và chương trình marketing riêng biệt cho từng đoạn thị trường đã phân chia.
Tiêu thức phân đoạn thị trường:
+ Địa lí: Theo vùng miền( Bắc Trung Nam), vùng( thành thị nông thôn) tỉnh huyện ..
+ Dân số- xã hội: Tuổi,giới tính,thu nhập, trình độ học vấn..
+ Tâm lí học      : Thái độ, động cơ, cá tính, lối sống..
+ Hành vi người tiêu dùng: Lý do mua, lợi ích tìm kiếm, tính trung thành…
2.2 Xác định thị trường mục tiêu.
Mục đích:
Lựa chọn những đoạn thị trường mà việc đầu tư của dự án có thể thực hiện được hiệu quả
Yêu cầu:
+ Quy mô của thị trường phải đủ lớn để có thể bù đắp được chi phí đầu tư
+ Có ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh
+ Có tính hiệu quả khi đầu tư
+ Doanh nghiệp có khả năng đầu tư vào thị trường này
Nội dung:
- Đánh giá đoạn thị trường được phân đoạn
+ Quy mô và sự tăng trưởng: Thị trường có hiệu quả khi có quy mô đủ lớn để bù đắp nhưng chi phí sản xuất và marketing trong hiện tại và trong tương lai.
+ Sức hấp dẫn của đoạn thị trường từ các sức ép hay đe dọa khác nhau
Sức hấp dẫn của thị trưỡng xét từ góc độ cạnh tranh được đánh giá bằng các đe dọa mà dự án phải đối phó
Sự đe dọa từ sự gia nhập hay rút lui, Đe dọa của các sản phẩm thay thế, Đe dọa từ người mua và từ phía người cung ứng
+ Phù hợp với mục tiêu và khả năng của doanh nghiệp:Cần phải xem xét các dự án có phù hợp với các mục tiêu của doanh nghiệp hay không.Ngoài ra cần phải xem xét các dự án trên các phương diện quản lí, tài chính, nhân lực của doanh nghiệp để đánh giá khả năng thành công của doanh nghiệp đối với từng dự án.
- Lựa chọn thị trường mục tiêu
Sau khi đánh giá các đoạn thị trường khác nhau chủ đầu tư cần lựa chon thị trường mục tiêu.
Thị trường mục tiêu là thị trường bao gồm các khách hàng có nhu cầu hoặc mong muốn mà chủ đầu tư có khả năng đáp ứng đồng thời tạo ra ưu thế hơn so với đổi thủ cạnh tranh và đạt được mục tiêu đề ra.
3.Xác định sản phẩm của dự án.
Đó là việc thiết kế sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu
Sản phẩm của dự án cần có những thông tin sau:
+ Tên sản phẩm
+ Các đặc điểm chủ yếu của sản phẩm
+ Những dấu hiệu để phân biệt sản phẩm với sản phẩm cùng chức năng
+ Tính năng công dụng sản phẩm. quy cách và tiêu chuẩn chất lượng
4. Dự báo cung cầu trong tương lai của sản phẩm
4.1 Dự báo cầu sản phẩm trong tương lai
Phương pháp 1: Dự báo bằng phương pháp ngoại suy thống kê:
+ Là việc dự báo cầu bằng cách thống kê các số liệu trong quá khứ theo một tiêu thức nào đó để tỉm ra xu hướng quy luật biến ngẫu đổi của nó trong quá khứ, hiện tại để dự báo cho những năm tương lai.
+ Điều kiện: Đối tượng dự báo phải phát triển một cách ổn định theo thời gian.Không có những tác động gây ra quá trình đột biến trong quá trình phát triển.
Phương pháp 2: Dự báo cầu thị trường bằng mô hình hồi quy tương quan
+ Là phương pháp dự báo trên cơ sơ phân tích mối quan hệ tương quan giữa cầu thị trường và các nhân tố ảnh hưởng đến nó như giá cả hàng hóa, thu nhập người tiêu dùng.
Phương pháp 3: Dự báo cầu thị trường bằng hệ số co dãn
+ Là phương pháp dự báo thông qua việc xem xét sự thay đổi của lượng cầu khi từng nhân tố ảnh hưởng đến nó như giá cả, thu nhập, thị hiếu thay đổi.
Phương pháp 4: Dự báo cầu thị trường bằng phương pháp định mức
+ Là phương pháp dự báo thông qua định mức tiêu dùng đã định.
Phương pháp 5: Dự báo cầu  thị trường bằng phương pháp chuyên gia
+ Là phương pháp thu nhập và xử lí thông tin bằng cách tập hợp hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực
4.2 Dự báo cung của các cơ sở hiện đang cung cấp sản phẩm trên thị trường
Chúng ta cần thu thập các thông tin sau
+ Khả năng mở rộng sản xuất trong tương lai của các dự án hiện có về hàng hóa, dịch vụ đang nghiên cứu
+ Dự kiến khả năng xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ trong tương lai.
5. Nghiên cứu vấn đề tiếp thị sản phẩm của dự án
Hoạt động tiếp thị là sự tác động nhằm thúc đẩy hoạt động của thị trường và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong việc cung cấp các sản phẩm của dự án.
5.2 Nội dung cần xem xét khi nghiên cứu công tác tiếp thị của dự án.
5.2.1 Lựa chọn các phương pháp giới thiệu sản phẩm
+ Tiếp xúc trực tiếp bằng thư từ, gửi mẫu..
+ Quảng cáo:
Quảng cáo trên các báo, tạp chí.; Quảng cáo trên ti vi; Quảng cáo trên radio; Quảng cáo trên mạng Internet:               
Các dự án có thể tổ chức hội nghị khách hàng, hội chợ hay triển lãm thương mại.
5.2.2  Lựa chọn các phương thức linh hoạt để đẩy mạnh sức mua
+ Phiếu thưởng:                + Gói hàng chung:                +Khuyến mại:
5.2.4 Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm
Cần tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của dự án, lập kênh phân phối sản phẩm,xác định các phương án tiêu thụ sản phẩm: bán trực tiếp, qua đại lí theo hợp đồng dài hạn bao tiêu.

6.Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường của dự án.
a.Khả năng cạnh tranh: là việc đánh giá khả năng mà dự án có thể duy trì và có mức lợi nhuận nhất định
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
-Xác định đối thủ cạnh tranh hiện có trên thị trường
-Mặt mạnh và yếu của đối thủ
-Uy tín của đối thủ
-Khu vực hoạt động của đối thủ
-Khả năng tài chính
-Trình độ kĩ thuật
b. Xác định khả năng cạnh tranh
- Thị phần dự án so với đối thủ cạnh tranh
- ………………………..thị trường
- …………………………thị trường mục tiêu
-Tỷ suất lợi nhuận

Câu 9: Trình bày một số nội dung chủ yêu trong phân tich kĩ thuật dự án đầu tư?

Nội dung nghiên cứu gốm:
1. Mô tả sản phẩm của dự án:
- Mô tả tiêu chuẩn kĩ thuật và chất lượng của sản phẩm như thành phần câu tạo, kích thước, hình dáng..
- Mô tả các đặc tính lí hoá cơ..tính năng công dụng
2. Lựa chọn hình thức đầu tư:
- Hình thức đầu tư mới:là việc bỏ vốn đầu tư để XD mới hoặc mua sắm máy móc thiết bị mới
- Hình thức đầu tư cải tạo hay mở rộng: là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở những điều kiện đã có sẳn nhưng ko còn phù hợp cần bỏ thêm vốn để nâng cấp hay mở rộng.Có 2 hình thức:
+ Đầu tư theo chiều rộng: là hình thức đầu tư để mở rộng SX bằng kĩ thuạt vá công nghệ lặp lại như cũ
+ Đầu tư theo chiều sâu: đầu tư để mở rộng sx bằng kĩ thuật và công nghệtiến bộ và hiệu quả hơn
3. Xác đinh công suất của dự án:
- Công suất khả thi của dự án: là mức công suất tối đa mà dự án có thể đạt được và đem lại hiệu quả cao nhất
- Công suất thực tế của dự án: là mức công suất mà dự án dự kiến có thể đạt được trong từng năm hoatj động của dự án
- Mức công suất tối thiểu: là mức công suất mà tại đólượng sản phẩm sx đạt điểm hoà vốn
4. Lựa chọn công nghệ kĩ thuật cho dự án:
a. Yêu cầu, căn cứ:
* Căn cứ:
- Yêu cầu về chủng loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm
- Công suất khả thi đã được xác định của dự án
- Các loại máy và dây chuyền công nghệ hiện có
- Khả năng cung cấp đầu vào về vốn, vật tư, máy móc, nhân lực
- Bảo vệ môi trường và điều kiện lao động
- Các kết quả tính toán, so sánh hiệu quả kinh tế của các dự án công nghệ
* Yêu cầu;
- Cho phép sx những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, đặc biểytên thị trường xuất khẩu
- Cho phép sử dụng hiệu quả những lợi thế so sánhcủa VN
- Hạn chế tới mức tối thiểu việc sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu
- Nâng cao năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất
- Giá cả công nghệ hợp lí
- Phù hợp với kiến thức và trình độ khoa học công nhân
- Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của đất nước
b. Nội dung:
- Đinh hướng trình độ hiện đại cue công nghệ
- Xác định dây chuyền công nghệ
- Xác định phương án tổ chức sx
- Xác định phương án cán bộ quản lí và công nhân kĩ thuật
c. Lựa chọn thiết bị máy móc:
- Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn thiết bị máy móc:
+ Nhu cầu thị trường với sản phẩm
+ Nguồn nguyên liệu đầu vào
+ Khả năng tài chính
+ Nguồn cung cấp thiết bị máy móc
+ Chính sánh bảo hộ mậu dịch
- Tiêu chuẩn để lựa chọn thiết bị máu móc:
+ Nhà cung cấp có uy tín
+ Phù hợp với công suất của dự án
+ Đảm bảo tính đồng bộ
+ Sản xuất ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh
+ Phù hợp với điều kiện sản xuất
+ Phụ tùng đơn giản dể kiếm
+ Giá cả và hình thức thanh toán hợp lí
- Mô tả máy móc và liệt kê trang thiết bị: lập bảng liệt kê mô tả đầy đủ căn cứ để lựa chọn.sứp xếp thiết bị máy móc thành các nhóm :
+ Máy móc thiết bị chính trực tiếp sx
+ Thiết bị phụ trợ
+ Thiết bị vận chuyển, bốc xếp, băng chuyền
+ Thiết bị và dụng cụ điện
+ Máy móc và thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng
+ Thiết bị và dụng cụ bảo dưỡng sửa chữa
+ Thiết bị an toàn, bảo hộ lao động, phòng cháy
+ Các loại xe đưa đón công nhân cán bộ
+ Máy móc thiết bị khác
5. Lựa chọn nguyên vật liệu:
a. Căn cứ:
- Đặc tính và chất lượng của nguyên vật liệu
- Nguồn và khả năng cung cấp nguyên vật liệu
- Giá thu mua vận chuyển  và kế hoạch cung ứng
b.Nội dung
- Chủng loại nguyên vật liệu chính phụ chuẩn bị cho dự án
- Các đặc tính kỉ thuật của nguyên vật liệu, kích thước tính chất cơ lí hoá
- Xác định nhu cầu sử dụng từng nguyên vật liệu
- Xác định nguồn và khả năng cung ứng của tứng loại nguyên vật liệu
- Ước tính chi phí sử dụng nguyên vật liệu trong từng năm trong cả đời dự án
6. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho dự án:
- Nguyên tắc lựa chọn:
+ Có nguồn dồi dào và ổn đinh trong nước
+ Có tính kinh tế cao
+ Ít ngây ô nhiễm môi trường
- Xác định nhu cầu sử dụng năng lượng, nguồn cung cấp năng lượng, chi phí sử dụng năng lượng bao gồm cả chi phí đầu tư cho hệ thông cung cấp năng lượng
b. Nước:
-khối lượng nước cần sử dụng cho dự án
-nguồn cung cấp nước sạch
-hệ thông thoát nước
-chi phí cho việc sử dụng nước, chi phí xây dựng hệ thông cấp thoát nước
c. Nhu cầu vận tải,hệ thông giao thông cần cho dự án
- Các phương tiện vận tải sủ dụng cho dự án
d. Các cơ sở hạ tầng khác:
- Hệ thông thông tin liên lạc,phòng cháy chữa cháy, sử lí chất thải
7. Địa điểm thực hiẹn dự án:
a. Nguyên tắc:
- Địa điểm dự án phải phù hợp với quy hoạch phát triển về ngành và lĩnh vực mà dự án đầu tư
- Môi trường tự nhiên và nguồn tài nguyên của địa điểm phải phù hợp với yêu cầu
- Địa điểm phải có mặt bằng phù hợp với quy mô dự án
- Nên gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào và thị trường đầu ra
- Nên có kết cấu hạ tầng thuận lợi
- Nên lựa chọn địa điểm có ưu thế hơn so với doanh nghiệp cùng loại để tận dụng ưu thế cạnh tranh
b. Nội dung:
- Chọn vùng đất địa điểm:
+ Phân tích những tình hình cơ bản của địa điểm:đặc điểm quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng, địa phương,điều kiện tự nhiên của địa điểm,điều kiện xã hội và kinh tế của khu vực địa điểm.
+ Phân tích tình hình kinh tế của địa điểm:chi phí cho việc mua địa điểm, phân tích ảnh hưởng của địa điểm tới các chi phí vận chuyển, chi phí tiêu thụ sản phẩm
+ Phân tích các lợi ích và ảnh hưởng về mặt xã hội của địa điểm.
8.Giải pháp xây dựng công trình:
a.Các căn cứ để lập phương án và giải pháp XD
- Tình hình của địa điểm xd về tự nhiên, kinh tế và xã hội
- Công suất và dây chuyền công nghệ
- Khả năng cung cấp đầu vào cho quá trình xây dựng như vốn, nguyên vật liệu…
- Thời gian xd yêu cầu
- Các quy định và pháp luật có liên quan đến xd
- Các kết quả so sánh về hiệu quả kinh tế
b. Nội dung:
* Giới thiệu tình hình địa điểm xây dựng: điều kiện tự nhiên, diện tích,mặt bằng, thời tiết, địa chất, kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng kĩ thuật, nguyên vật liệu…
* Giải pháp quy hoạch tổng măt bằng:
- Các nguyên tắc: phù hợp với dây chuyền công nghệ, các yêu cầu kĩ thuật. Đảm bảo an toàn, bảo vệ môi trường.Sử dụng hợp lí đất đai, tiết kiệm đất.
- Tiêu chuẩn: tạo đk thuận lợi cho khâu thi công xây dựng; đảm bảo chi phí ít nhất và hiệu quả kinh tế lớn nhất
- Nội dung của quy hoạch tổng mặt bằng công trình và nhu cầu XD
+ Quy hoạch các hạng mục công trình sx chính
+ Quy hoạch các hạng mục công trình sx phụ
+ Quy hoạch các công trình hạng mục phụ trợ
+ Quy hoạch các công trình giao thông vận tải
+ Quy hoạch các công trình về đường điện, cấp thoát nước
+ Quy hoạch các công trình thông tin liên lạc
+ Quy hoạch các công trình bảo vệ môi trường
+ Quy hoạch các công trình văn phòng làm việc của cơ quan quản lí, dời sống công nhân
+ Quy hoạch các công trình phòng cháy chữa cháy
* Các giải pháp về kiến trúc:
- Giải pháp kiến trúc của từng nhà
- Xác định tầng và độ cao của nhà hợp lí
- Giải pháp kiến trúc của toàn bộ tập thể hạng mục công trình
- Giải pháp kiến trúc của công trình đối với môi trường xung quanh
* Các giải pháp kết cấu xd
- Căn cứ:
+ Yêu cầu của dây chuyền công nghệ lựa chọn
+ Tính chất chịu lực của công trình
+ Các yêu cầu về độ bền chắc của công trình
+ Khả năng cung cấp vật liệu xd
+ Yêu cầu về độ linh hoạt và dễ cải tạo, dễ mở rộng
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho khâu thi công, có khả năng cung cấp máy móc thi công xd phù hợp
+ Tính kinh tế của giải pháp kết cấu
- Nội dung các giải pháp kết cấu xây dựng: ở giai đoạn này mới chỉ quy định những nét lớn sau:
+ Cấp công trình về độ bền chắc, độ chịu lửa, chống động đất, chống ăn  mòn
+ Các loại vật liệu dùng làm kết cấu
+ Sơ đồ kết cấu tổng quát
+ Các kết cấu đặc biệt cần lưu ý
* Các giải pháp về công nghệ xd và tổ chức xd: việc tính toán chi tiết các giải pháp công nghệ xd và tổ chức xd sẽ dc tiến hành ở giai đoạn chuẩn bị xd sau này.ở bước lập báo cáo tiền khả thi chỉ quy định một số nét lớn như tổng tiến độ xd, các khó khăn khách quan, yêu cầu bảo vệ môi trườnglựa chọn cơ quan tư vấn...
* Dự kiến tổng chi phí cho giải pháp xd: dựa trên cơ sở các hạngmục công trình với các đặc tính kết cấu và kiến trúc kèm theo.
* Thống kê các kết quả tính toán thành các bảng biểu.
9. Đánh giá tác động môi trường của dự án:
a. Nhận dạng những tác động của dự án đến môi trường:
- Môi trường tự nhiên: làm thay đổi điều kiện sinh thái,gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cảnh quang môi trường tự nhiên
- Môi trường xã hội:tác động đến dân sinh, văn hoá và tập quán
b. Đánh giá mức độ ảnh hưởng: mức độ nhẹ hay nặng, rộng hay hẹp
c. Dự đoán mức độ ảnh hưởng: so sánh với trường hợp ko thực hiện dự án, các tác động cần xem xét là:
- Tác động đối với các dạng môi trường địa lí
- Tác động đối với các tài nguyên vad môi trường được sử dụng
- Tác động đối với các điều kiện trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống con người
d.Đề suất các giải pháp khắc phục: cần có những nội dung sau
-xây dựng hệ thống thu gom và sử lí khí thải: chiều cao ống, dặc tính sử lí, công nghệ áp dụng, hoá chất sử dụng…
- xây dựng hệ thông thu gom và sử lí nước thải
- xât dựng hêh thống thu gom và sử lí chất thải rắn
- tỉ lệ trồng cây xanh trong khuôn viên
-phương pháp chống và ứng cứu sự cố:thiết bị , quy trình , hoá chất sử dụng..
10. Lập lịch trình thực hiện dự án:
 Cần lập lịch trình thựchiện dự án sao cho cuối cùng dự án có thể đi vào sản xuất hoạt động theo đúng thời gian quy định.cần xác định;
- Thời gian cần hoàn thành từng hạng mục công trình và cả công trình
- Ngày khởi sự hoạt động sản suất
Có nhiều phương pháp phân tích và lập lịch trình thực hiện dự án khác nhau, tuỳ thuộc vào quy mô và sự phức tạp về kĩ thuật xd và sx của dự án.

Câu 10:  Khi lập một dự án đầu tư, người ta phải nghiên cứu những khía cạnh nào về mặt tổ chức quản lý dự án?
Trả lời:
Khi lập một dự án đầu tư, phải nghiên cứu những khía cạnh sau về mặt tổ chức quản lý dự án:
1. Xác định hình thức tổ chức quản lý của dự án. (phần này cô không dạy nên ko biết có phái trình bày không)
Các dự án được thực hiện bởi nhiều tổ chức khác nhau. Để có thể hiểu cơ cấu tổ chức của một dự án trước hết cần xem xét cơ cấu tổ chức nói chung của một tổ chức kinh tế nói chung.
Về mặt lý thuyết, có nhiều cách để phân chia một tổ chức thành nhiều đơn vị nhỏ để tăng tính hiệu quả và phân cấp quyền lực và nghĩa vụ giữa các bộ phận. Cơ chế thực hiện quá trình này gọi là quá trình chuyên môn hóa. Trong tất cả các trường hợp, mục tiêu là xác lập một trật tự của nhiều bộ phận có mối quan hệ tương tác qua lại với nhau. Quá trình chuyên môn hóa là không thể thiếu trong quá trình vận hành của một tổ chức.
Trong quá trình chuyên môn hóa, một tổ chức kinh tế có thể được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau đáp ứng những mục tiêu khác nhau theo những tiêu chí nhất định như: tổ chức quản lý theo chức năng, theo sản phẩm, theo khách hàng, theo lãnh thổ, theo vùng hoạt động.
Khi lựa chọn hình thức tổ chức quản lý dự án, người ta thường đánh giá thông qua các tiêu chí sau: tính chất của dự án, quy mô của dự án, quan hệ sở hữu vốn, mức rủi ro của dự án, chủng loại công nghệ sử dụng khi thực hiện và vận hành dự án, mức độ phức tạp của dụ án, thời gian thực hiện, các nguồn lự sử dụng, chi phí quản lý, yêu cầu về thong tin, cơ cấu tổ chức của các khách hàng và các nhà thầu.
2. Xác định cơ cấu tổ chức quản lý dự án.
- Xây dựng mô hình, cơ cấu tổ chức quản lý dự án. (phần này cô cũng ko dạy nhé).
+ Cơ cấu tổ chức và quản lý dự án trong giai đoạn vận hành có thể sẽ được xác lập dưới dạng doanh nghiệp. Một số hình thức tổ chức doanh nghiệp chủ yếu là: công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp doanh, doanh nghiệp tư nhân.
+ Việc xây dựng một cơ cấu tổ chức quản lý dự án phải được thực hiện ngay trong thời kì nghiên cứu, soạn thảo dự án. Xây dựng một cơ cấu tổ chức quản lý dự án là một công việc phức tạp đòi hỏi phải nắm vững ụ tiêu của dự án, quy mô của các hoạt động trong quá trình vận hành dự án và hình thức tổ chức doanh nghiệp mà dự án đã lựa chọn. Những nhiệm vụ chủ yếu của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức quản lý và vận hành dự án phải thực hiện bao gồm: nhiệm vụ kĩ thuật, sản xuất, tiếp thị, tài chính, tổ chức nhân sự.
- Xác định chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ cấu đó:
+ Cấp lãnh đạo:
Vạch ra những chỉ dẫn. Là người đại diện cho quyền sở hữu vốn đầu  tư, thực hiện tổ chức mọi hoạt động của dự án.
Chức năng: vạch ra những chỉ dẫn mang tính chiến lược: kế hoạc tài chính, công tác tổ chức nhân sự và quyết định các phương án đầu tư.
+ Cấp điều hành:
Điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chịu trách nhiệm đối với sự phát triển của dự án trước hội đồng quản trị.
+ Cấp thực hiện: trực tiếp thực hiện mọi ý đồ trong hoạt động vận hành, sản xuất kinh doanh của dự án theo tư tưởng chỉ đạo của cấp lãnh đạo và cấp điều hành bằng những nghiệp vụ quản lý cụ thể theo những mục tiêu của dự án đầu tư.
Dự kiến nhu cầu nhân sự vận hành dự án.
- Xác định đối tượng lao động của dự án: có 3 loại đối tượng là lao động quản lý, lao động giám tiếp và lao động trực tiếp.
- Cần xác định số lượng lao động của dự án, trình độ và yêu cầu đối với từng đối tượng lao động.
3. Xác định chế độ làm việc của lao động.
- Thời gian làm việc không quá 8h trong một ngày hoặc 48h trong một tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ lao động theo ngày hoặc theo tuần nhưng phải thông qua trước cho người lao động biết. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong các dịp lễ, tết, nghỉ phép…
- Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn từ một đến hai giờ đối với những người làm công việc đặc biệt nặng nhọc , độc hại, nguy hiểm theo quy định của bộ lao động thương binh xã hội và bộ y tế.
4. Xác định hình thức tuyển dụng và đào tạo đối với từng loại đối tượng lao động.
- Phương thức tuyển dụng nguồn nhân lực cho dự án: Có thể áp dụng hoặc kết hợp một số hình thức tuyển dụng như sau: thông qua quảng cáo, thông qua văn phòng dịch vụ lao động, tuyển sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học.
- Xác định phương thức đào tạo.
- Dự tính mức chi phí tiền lương và chi phí đào tạo trong từng năm hoạt động của dự án.

Câu 11: Trình bày nội dung cần phân tích khi đánh giá tính khả thi về mặt tài chính dự án đầu tư? Một dự án đầu tư khi nào được xem là khả thi về mặt tài chính.
Những nội dung cần phân tích khi đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của dự án đầu tư là:
1. Xác định tổng mức vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn dự án.
a. Dự tính tổng mức vốn đầu tư.
- Tổng mức vốn đầu tư là toàn bộ chi phí cần thiết để thực hiện dự án. Tổng mức vốn đầu tư được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án phù hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở. Tổng mức vốn đầu tư được ghi trong quyết định đầu tư.
- Vai trò của dự tính tổng mức vốn đầu tư:
+ Là cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư.
+ Là cơ sở để xác định hiệu quả đầu tư của dự án.
- Theo tính chất của các khoản chi phí, tổng mức vốn đầu tư bao gồm các khoản:
+ Chi phí cố định: bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và các khoản mục chi phí khác.
+ Vốn lưu động ban đầu: vốn sản xuất, vốn lưu thông.
+ Vốn dự phòng.
- Phương pháp xác định tổng mức vốn đầu tư:
+ Phương pháp cộng chi phí: là phương pháp xác định tổng mức vốn đầu tư trên cơ sở tổng hợp các khoản mục chi phí cho từng hạng mục công việc trong thiết kế cơ sở.
+ Phương pháp xuất vốn đầu tư: là phương pháp xác định tổng mức vốn đầu tư trên một đơn vị sản phẩm.
- Hình thức thể hiện:
+ Thể hiện bảng tổng mức vốn đầu tư theo các yếu tố cấu thành.
+ Lập bảng tổng mức vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện đầu tư.
b. Xác định các nguồn tài trợ cho dự án và khả năng đảm bảo vốn về mặt số lượng và tiến độ.
- Yêu cầu: đảm bảo về số lượng, đúng về thời điểm nhận tài trợ, đảm bảo sự chắc chắn của nguồn vốn huy động.
- Xác định các nguồn tài trợ (huy động vốn) cho dự án: nguồn vốn vay; vay ngân hàng; phát hành cổ phiếu, cổ phần; nguồn tài trợ; nguồn vốn tự có hoặc vốn huy động từ các nguồn khác.
- Các căn cứ để đảm bảo tính chắc chắn của nguồn huy động.
+ Với vốn vay:
Uy tín và khả năng tài trợ vốn.
Có sự ràng buộc về trách nhiệm giữa chủ đầu tư và người cho vay   vốn (có giấy vay nợ và hợp đồng vay vốn).
+ Với nguồn vốn tự có: căn cứ vào tình hình tài chính và kinh doanh hiện có của doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất.
+ Với vốn góp cổ phần, liên doanh: phải có bản cam kết về tiến độ và số lượng góp vốn của cổ đông và các bên lien doanh.
+ Với vốn ngân sách: phải có văn bản cam kết về tài trợ vốn cho doanh nghiệp.
- Xác định cơ cấu nguồn vốn huy động và lập bảng tiến độ huy động vốn hàng năm.
2. Lập báo cáo tài chính cho từng năm hoạt động và xác định dòng tiền của dự án.
a. Các báo cáo tài chính phải lập:
- Báo cáo dự tính doanh thu của dự án.
- Bảng dự tính chi phí sản xuất.
- Bảng dự tính mức lãi lỗ của dự án.
- Bảng dự trù cân đối kế toán.
b. Xác định dòng tiền của dự án.
- Dòng chi phí:
+ Gồm các khoản chi phí phải bỏ ra trong suốtquá trình kể từ khi bắt đầu bỏ vốn cho đến khi kết thúc dự án.
+ Bao gồm: dòng chi phí vốn đầu tư ban đầu; chi phí vốn đầu tư bổ sung (nếu có); chi phí vận hành hàng năm của dự án.
- Dòng lợi ích:
+ Dòng doanh thu.
+ Các khoản thu khác: thu thanh lý tài sản cố định, các khoản thu bất thường.
- Xác định dòng tiền của dự án.

Câu 12: Vai trò và các công thức xác định tỷ suất “r”?
Trả lời:
Vai trò: Tỉ suất r được sử dụng trong việc tính chuyển các khoản tiền phát sinh về cùng một mặt bằng thời gian hiện tại hoặc tương lai, đồng thời nó còn được dùng làm đọ đo giới hạn để đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư. Bởi vậy, xác định chính xác tỉ suất r của dự án có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc đánh giá dự án đầu tư.
Để xác định tỉ suất r phải xuất phát từ điều kiện cụ thể của từng dự án. Tỷ suất r được xác định dựa vào chi phí sử dụng vốn. Mỗi nguồn vốn có giá trị sử dụng riêng, đó là suất thu lợi tối thiểu do người cấp vốn yêu cầu. Bởi vậy, chi phí sử dụng vốn phụ thuộc vào cơ cấu các nguồn huy động vốn.
- Nếu vay vốn để đầu tư thì r là lãi suất vay.
- Nếu vay từ nhiều nguồn với lãi suất khác nhau thì r là lãi suất vay bình quân từ các nguồn. Kí hiệu . Công thức để tính  như sau:
                                    =
Trong đó:     : số vốn vay từ nguồn k.
                        : lãi suất vay từ nguồn k.
                        : số nguồn vay.
- Trong trường hợp đầu tư ban đầu bằng nhiều nguồn vốn khác nhau thì r là mức lãi suất bình quân từ các nguồn đó. Công thức tính  cũng tương tự như tính lãi suát vay bình quân từ các nguồn vay.
- Nếu vay theo những kì hạn khác nhau thì phải chuyển các lãi suất đi vay về cùng một thời hạn theo công thức:
Trong đó: : lãi suất theo kì hạn năm.
                 : lãi suất theo kì hạn t.
                   M: số kì hạn t trong một năm.
Nếu lãi suất theo kì hạn tháng chuyển sang kì hạn năm là:
 
               Nếu lãi suất theo kì hạn quý khi chuyển sang kì hạn năm là:
                                               
                Nếu lãi suất theo kì hạn 6 tháng chuyển sang kì hạn năm là:
                                                           
- Trường hợp góp cổ phần để đầu tư thì r là lợi tức cổ phần.
- Nếu góp vốn liên doanh thì r là tỉ lệ lãi suất do các bên lien doanh thỏa thuận.
- Nếu sử dụng vốn tự có để đầu tư thì r bao hàm cả tỉ lệ lạm phát và chi phí cơ hội. Mức chi phí cơ hội được xác định dựa vào tỉ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế hoặc của chủ đầu tư trong kinh doanh trước khi đầu tư, r trong trường hợp này được xác định như sau:
R(%)=(1+f)(1+)-1.
                      Trong đó: f: tỉ lệ lạm phát.
                                       : mức chi phí cơ hội.

Chú ý:  tất cả các công thức tính chuyển các khoản tiền phát sinh của thời kì phân tích về cùng một mặt bằng thời gian đã nêu ở trên đều dựa trên cơ sở r là lãi suất thực.
Câu 13: Trình bày các phương pháp xác định tổng mức vốn đầu tư ? Ưu nhược điểm của từng phương pháp?
Trả lời:
Tổng mức đầu tư của dự án được tính dựa trên nội dung phân tích khía cạnh kĩ thuật của dự án.Việc tính tổng mức đầu tư của dự án theo thông tư số 05/2007/TT-BXD  ngày 25/7/2007 của bộ xây dựng được xác định theo các phương pháp sau đây:
Phương pháp 1: Xác đinh theo thiết kế cơ sở của dự án (phương pháp cộng chi phí)
a.Các công thức:      
Tổng mức đầu tư cho dự án được tịhs theo công thức:
                        V = GXD + GTB + GGPMB +GQLDA + GTV + GK + GDP
Trong đó:
            V: Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình
            GXD: Chi phí xây dựng của dự án
            GTB: Chi phí thiết bị của dự án
            GPMB: Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư
            GQLDA: Chi phí quản lí dự án
            GTV: Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
            GK: Chi phí khác của dự án
            GDP : Chi phí dự phòng
*Xác định chi phí xây dựng của dự án:
 Chi phí XD của dự án bằng tổng chi phí XD các công trình, hạng mục của công trình thuộc dự án được tính theo công thức sau:
            GXD = GXDCT1 + GXDCT2 +…….+GXDCTN
Trong đó: n là số công trình, hạng mục công trình thuộc dự án.
Chi phí xây dựng công của công ttrình hạng mục công được tíh như sau:
            GXDCT =
trong đó:
m: số công tác xây dựng chủ yếu /bộ phận kết cấu chính của công trình,hạng mục công trình dựa án
j: số thứ tự công tác xây dựng chủ yếu/bộ phận kết cấu chính của công trình, hạng mục công trình của dự án
QXDj: Khối lượng công tác xây dựng chủ yếu thứ j/bộ phận kết cấu chính thứ j của công trình hạng mục công trình.
Zj: Đơn giá công tác xây dựng chủ yếu thứ j/đơn giá theo bộ phận kết cấu chính thứ j của công trình.Đơn giá có thể là đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ, hoặc đơn giá xây dựng tổng hợp đầy đủ, hoặc đơn giá đầy đủ theo bộ  phận kết cấu của công trình. Trường hợp Z­j là đơn giá xây dựng không đầy đủ thì chi phí xây dựng công rrình hạng mục công trình được tổng hợp từ các khoảng mục chi phí.
GQXDK: Chi phí xây dựng các công tác khác còn lại/bộ phận kết caaus còn lại khác của công trình hạng mục công trình được ước lượng tính theo tỉ lệ phần trăm trên tổng chi phí xây dựng các công tác xây dựngchủ yếu/tông chi phí xây dựngc ác bộ phận kết cấu chính của công trình, hạng mục công trình.
TGTGT-XD: Mức thuế suất giá trị gia tăng quy định cho công tác XD.
*Xác định chi phí thiết bị của dự án:
Có thể sử dụng một trong các biện pháp sau để xác định chi phí thiêts bị của dự án:
- Trường hợp Dự án có các nguồn thông tin số liệu chi tiết về dây chuyền công nghệ, số lượng chủng loại giá trị từng thiết bị hoặc giá trị toàn bộ dây chuyền công nghệ và giá một tấn, một cái hoặc toàn bộ giá trị công nghệ tương ứng các công trình thì chi phí thiết bị của dự án bằng tổng chi phí thiết bị các công trình của dự án
- Trường hợp chỉ có thông tin về giá chào hàng đồng bộ về thiết bị, dây chuyền công nghệ của nhà sản xuất hoặc đơn vị cung ứng thiết bị thì chi phí thiết bị của dự án có thể lấy trực tiếp từ các báo giá hoặc giá chào hàng thiết bị đồng bộ này.
- Trường hộ chỉ có thông tin dữ liệu chung về công suất, đặc tính kĩ thuật của dây chuyền công nghệ, thiết bị thì chi phí thiết bị có thể được xác định theo chỉ tiêu suất chi phí thiết bị tính cho năng lực sản xuất hoặc năng lực phục vụ của công trình.
*Xác định chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư:
Xác định theo khối lượng phải bồi thường, tái định cư của dự án và các qua định hiện hành của Nhà nước về giá bồi thường tái địnhc cư tại địa phương đó.
*Xác định chi phí quản lí dự án, chi phí  vấn đầu tư xây dựng và các chi phí khác:
Được xác định bằng cách lập dự toán hoặc tính theo mức tỉ lệ phần trăm, hoặc có thể ước lượngc các chi phí này từ 10-15% của tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị của dự án.
Vốn lưu đọng và lãi vay trong thời hạn thực hiện dự án tuỳ theo điều kiện cụ thể tiến độ thực hiện và kế hoạch phân bổ của từng dự án để xác định.
*Xác định chi phí dự phòng của dự án :
Đối với các dự án có thời gian thực hiện đến 2 năm: chi phí dự phòng được tính bằng 10% trên tông chi phí xây dựng, chi phí thiết bị và chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, chi phí quản lí dự án , chi phí phí tư vấn và chi phí khác.
Công thức:
            GDP=(GXD + GTB + GGPMB + GQLDA + GTV + GK).10%
Đối với các dự án thực hiện trên 2 năm, cpdự phòng được xác định abừng 2 yếu tố: yếu tố khối lượng công việc phát sinh và yếu tố trượt giá, theo công thức:
            GDP= GDP1 + GDP2
Trong đó:
GDP1: chi phí dự phong cho khối lượng công việc phát sinh
            GDP1=(GXD + GTB + GGPMB + GQLDA + GTV + GK).5%
GDP2:chi phí dự phòng cho yếu tố trược giá
            GDP2=(V’ – L­vay).(IXDbq ± DIXD)
Trong đó:
V’: Tổng mức đầu tư chưa có dự phòng
IXDbq: chỉ số giá xây dựng bình quân
DIXD:Mức dự báo biến động giá khác so với chỉ số giá xây dựng bình quân đã tính.
b. Ưu nhược điểm:
-Ưu điểm: Cho chủ đầu tư biết được chi tiết các yếu tố cấu thành tổng mức vốn đầu tư. Do vậy mà:
+ Có thể kiểm tra được tính chính xác trong việc xác định chi phí của từng khoản mục đầu tư
+ Có thể điều chỉnh các mục không hợp lí
- Nhược điểm: Tính toán phức tạp

Phương pháp 2: Tính theo diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình và giá xây dựng tổng hợp, suúat vốn đầu tư xây dựng công trình
a. Các công thức:
*Xác định chi phí xây dựng của dự án:
            Được xác định theo công thức:
            GXD = GXDCT1 + GXDCT2 +…….+GXDCTN
            GXDCT=SXD.N + GCT-SXD
Trong đó:
SXD: Suất chi phí xây dựng tính cho một đơn vị năng lực sản xuất hoặc năng lực phục vụ/hoặc đơn giá xây dựng tổng hợp tính cho đơn vị diện tích của công trình, hạng mục công trình của dự án.
GCT-SXD: Các chi phí chưa được tính trónguất chi phí xây dựng  hoặc chưa tính trong đơn giá xây dựng tổng hợp tính cho một đơn vị diện tích.
N: diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình, hạng mục công trình.
*Xác định chi phí thiết bị của dự án:
            Công thức:
            GTBCT= STB.N + GCT-STB
Trong đó:
STB: suất chi phí thiết bị tính cho 1 đơn vị năng lực sản xuất or năng lực phục vụ or tính cho 1 đơn vị diện tích của công trình thuộc dự án.
*Các chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng , tái định cư, chi phí quản lí dự án, chi phí tư vấn, chi phí khác và chi phí dự phòng được tính theo hướng dẫn của theo thông tư 05/2007/TT-BXD
b. Ưu nhược điểm:
-Ưu điểm: dễ tính toán hơn, đơn giản hơn
- Nhược điểm:
+chủ đầu tư không biết được cơ cấu các khoản vốn, các khoản mục chi phí sử dụng cho quá trình thực hiện dự án mà chỉ xác định được tổng mức vốn đầu tư
+phương pháp này căn cứ vào suất vốn đầu tư tính trên một đơn vị sản phẩm, nếu suất vốn đầu tư tính không chính xác dẫn đến việc tính tổng vốn sai

Phương pháp 3: Xác định theo số liệuc các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế-kĩ thuật tương tự đã thực hiện:
a. Các công thức:
-Trong trường hợp có đầy đủ thông tin số liệu về chi phí đầu tư xây dựng của công trình, hạng mục công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật tương tự đã thực hiện thì tổng mức đầu tư được xác định theo công thức:
            V=
Trong đó;
            GCTTTi: chi phí đầu tư xây dựng hạng mục công trình tương tự đã thực hiện thứ i của dự án.
            Hi: hệ số quy đổi về thời gian thực hiện dự án.
            Hkv: hệ số quy đổi về địa điểm thực hiện dự án
            GCT-CTTTi: những chi phí chưa tính hoặc đã tính trong chi phí đầu tư xây dựng công trình,hạng mục công trình tương tự đã thực hiện     
-Trong trường hợp với nguồn số liệu về chi phí đầu tư xây dựng của công trình, hạng mục công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật tương tự đã thực hiện chỉ có thể xác định được chi phí xây dựng và chi phí thiết bị của các công trình và quy đổi các chi phí này về thời điểm lập dự án.Trên cơ sở chi phí xây dựng và thiết bị của dự án xác định các chi phí khác.
b. Ưu nhược điểm:
-Ưu điểm: tính toán đơn giản dựa vào những số liệu đã có của công trinh trước đó
-Nhược điểm:
+ Không cho chủ đầu tư biết được cơ cấu các khoản vốn, khoản mục chi phí sẻ dụng cho quá trình thực hiện dự án mà chỉ cho biết được tổng mức vốn đầu tư
+ Việc tính toán phụ thuộc vào hệ số quy đổi do đó nếu xác định sai hệ số quy đổi dẫn đến tính sai tông mức vốn đầu tư
+ Nếu phát sinh những khoản mới không có trong hạng mục của công trình trước đó thì việc tính toán sẽ khó khăn
+ Cần xác định đầy đủ các số liệu cần thiết mới tính toán được

Phương pháp 4: Kết hợp các phương pháp trên để xác định tổng mức vốn đầu tư:
a.Đối với các dự án có nhiều công trình hạng mục tuỳ theo điều kiện cụ thể của dự án và nguồn số liệu có được có thể vận dụng kết hợp các phương pháp nêu trên để xác đinh tổng mức vốn đầu tư của dự án đầu tư xây dựng các công trình.
b.Ưu nhược điểm:
-Ưu điểm: khắc phục được những nhược điểm của từng phương pháp, cho kết quả chính xác
_Nhược điểm: tính toán tương đối phức tạp

Câu14: Trình bày khái niệm, công thức, ưu nhược điểm của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư (NPV, T, IRR, B/C)? Nguyên tắc đánh giá hiệu quả dự án theo từng chỉ tiêu? Vì sao khi đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư người ta phải sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu?
Trả lời:
*Các chỉ tuêu đấnh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư bao gồm:
1. Chỉ tiêu thu nhập thuần của dự án:
a.Khái niệm: Chỉ tiêu thu nhập thuần của dự án là chênh lệch giữa tổng các khoảm thu và tổng các khoản chi của dự án sau khi đã chuyển về cùng 1 thời gian.
Công thức:
tính về thời điểm hiện tại:                  
tínnh về thời điểm tương lai:  
Trong đó:        Bi: khoản thu của năm i
                        Ci:khoản chi phí của năm i
                        n: số năm hoạt động của dự án
                        r: tỉ suất chiết khấu được chọn
b.Điều kiện lựa chọn: Dự án được lựa chọn khi
                        NPV ³ 0         
                        NFV ³ 0
c.Ưu nhược điểm:
- Ưu điểm;
+ Cho biết tổng lợi nhuận của cả đời dự án khi đã hoàn đư vốn đầu tư.
+ Tính toán tương đối đơn giản so với các chỉ tiêu hiệu quả khác.
+ Có tính đến giá trị theo thời gian của tiền, có tính lạm phát và trượt giá.
+ Trong so sánh lựa chọn các phương án đầu tư việc sử dụng chỉ tiêu NPV, NFV thường chp kết luận chính xác trong trường hợp nguồn huy động vốn không bị hạn chế.
- Hạn chế:
+ phụ thuộc nhiều vào tỉ suất
+ NPV và NFV ko cho biết mức độ sinh lời của dự án
2. Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư:
a.Khái niệm:là khoảng thời gian mà dự án cần hoạt động để có thể thu hồi số vốn đầu tư.
b.Nguồn thu hồi vốn đầu tư:
- Lợi nhuận (W)
-Khấu hao(D)
c. Phương pháp xác định:
-Phương pháp cộng dần: Cộng dần giá trị các khoản lợi nhuận thuần và khấu hao của từng năm sau khi đã chuyển về hiện tạicho đến một năm T nào đó mà làm cho tổng này lớn hơn hoặc bằng tổng số vốn đầu tư ban đầu thì năm đó chính là năm hoàn vốn.
            Công thức:
             (W + D)iPV  ³ Ivo
-Phương pháp trừ dần: Giữ nguyên lợi nhuận thuần và khấu hao từng năm. Tính chuyển Ivo về năm thứ nhất, lấy tổng số tiền  Ivo đã được tính chuyển trừ đi lợi nhuận và khấu hao của năm thứ nhất thu được giá trị vốn đầu tư chưa thu hồi hết ở năm thứ nhất là I­v1. Tính chuyển  v1 về năm thứ 2, lấy tổng số Iv1  đã được tính chuyển trừ đi lợi nhuận vàkhấu hao của năm thứ 2 thu được vốn đầu tư chưa thu hồi hết ở năm thứ 2. Tiếp tục tính chuyển vốn đầu tư chưa thu hồi hết đó tới năm T nào đó màgiá trị I­vT (đã được tính chuyển) trừ đi lợi nhuận thuần và khấu hao năm T cho  kết quả nhỏ hơn hoặc bằng 0 thì năm T đó là năm hoàn vốn đầu tư.
d.Ưu nhược điểm :
-Ưu điểm:
+ Cho chủ đầu tư biết sau bao lâu dự án hoàn đủ vốn đầu tư đã bỏ ra. Do đó họ có thể quyết địnhc ó nên đầu tư hay ko.
+ Dễ áp dụng và khuyến khích các dự án có thời gian hoàn vốn nhanh.
+ Độ tin cậy tương đối cao vì thời gian hoàn vốn là những năm đầu khai thác nên mức độ bất trắc ít hơn những năm sau, các số liệu những năm đầu có độ tin cậy caohơn những năm sau.
- Nhược điểm:
+ Chỉ cho biết thời gian hoàn vốn mà không cho biết lợi nhuận saukhi hoàn vốn.
+ Phụ thuộc lớn vào tỉ suất lợi nhuận.Trong trường hợp so sánh lựa chọn các phương án đầu tư loại trừ nhau nếu sử dụng chỉ tiêu này ko chính xác.
3. Chỉ tiêu tỉ suất hoàn vốn nôi bộ:
a. Khái niệm: là lãi suất mà nếu dùng nó làm tỉ suât chiết khấu đẻ tính chyển các khoản thu và khoản chi của dự án về cùng 1 mặt bằng thời gian ở hiện tại thì tổng thu cân bằng tổng chi.
b. Công thức:
           
*Phương pháp xác định IRR
- Phương pháp dùng đồ thị
- Phương pháp nội suy:  Cho 2 giá trị số r1, r2  sao cho r1 tạo ra NPV dương và NPV ® 0; r2 cho giá trị NPV âm và NPV ® 0. r1, r2  thoả mãn: r2 – r1 £ 5%, r2 > r1.
           
c.Điều kiện lựa chọn:
            IRR ³ rgh  : lựa chọn dự án
            IRR < rgh : bỏ dự án
- Nếu dự án vay vốn đầu tư thì  rgh  là lãi suất vay
- Nếu dự án vay vốn từ nhiều nguồn thì rgh  là lãi suất vay bình quân
- Nếu dự án sử dụng vốn tự có thì rgh  là chi phí cơ hội và tỉ lệlạm phát của sử dụng vốn
-Nếu dự án sử dụng vốn Nhà nước thì rgh  là tỉ suất do Nhà nước quy định
d.Ưu  nhược điểm:
- Ưu điểm:
+ Cho biết tính hấp dãn của các dự án đầu tư
+ Cho biết mức lãi vay cao nhất có thể chấp nhận trong trường hợp dự án vây vốn để đầu tư
- Nhược điểm:
+ Không cho biết mức lãi và thời gian hoàn vốn của dự án
+ Trong trường hợp so sánh các phương án đầu tư loại trừ nhau nếu sử dụng chỉ tiêu nàt kết quả ko chính xác
+ tính toán tương đối phức tạp
4.Chỉ tiêu lợi ích trên chi phí
a.Khái niệm:
là chỉ tiêu phản ánh môia quan hệ giữa doanh thu và chi phí trong cả đời dự án.

b.Công thức:
                                   
c.Điều kiện lựa chọn:
            ³  1 : lựa chọn dự án
             < 1: bỏ
d.Ưu nhược điểm:
- Ưu điểm:
+ Có tính đến sự biến động của các khoản thu chi theo thời gian cho cả đời dự án.
+ Ngoài việc dùng để đánh giá B/C có thể được dùng xếp hạng các dự án độc lập theo nguyên tắc dành vị trí cao hơn cho những dự án có tỉ số B/C cao hơn.
- Nhược điểm:
+ Sử dụng chỉ số B/C trong việc so sánh lựa chọn phương án có thể dẫn đến sai lầm khi lựa chọn các phương án loại trừ nhau có quy mô khác nhau. Phương án có tỉ số B/C cao hơn nhưng do quy mô nhỏ nên NPV của nó lại nhỏ hơn và phương án có tỉ số B/C thấp hơn song do quy mô lớn nên có NPV cao hơn.
+ Việc so sánh theo tỉ số B/C nhưng về thực chất vẫn ưu tiên lựa chọn phương án theo chỉ tiêu NPV khi so sánh theo hiệu quả gia số đầu từ .
+ Tỉ số B/C rất nhạy cảm với các cách hiểu khác nhau về lợi ích và chi phí dự án, do đó tỉ số B/C của dự án khi tính ra có giá trị khác nhau điều này dẫn đến sai lầm khi so sánh các dự án.
* Do mỗi chỉ tiêu đánh giá đều có những ưu điểm và nhược điểm đã nêu trên, do đó để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư người ta thường sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu khác để đánh giá nhắm khắc phục những những nhược điểm đó.
* Một số dạng bài tập:
-Tính chuyển các khoản tiền về cùng một thời điểm hiện tại hay tương lai
            Sử dụng công thức:
           
-Đánh giá tính khả thi của các dự án: Sử dụng các chỉ tiêu đánh giá IRR, NPV, NFV, T, B/C
-So sánh lựa chọn 2 dự án
+ nếu các dự án có tuổi thọ khác nhau phải tìm bội số chung nhỏ nhất rồi vẻ biểu đồ dòng tiền so sánh
+ nếu bội chung quá lớn thì sử dụng chỉ tiêu AV(C)
-Tính tỉ suất chiết khấu
* chú ý: Khi làm bài cần vẽ biểu đồ dòng tiền và các kí hiệu chính xác để thuận tiện cho việc tính toán.
Câu 15: So sánh phân tích tài chính và phân tích kinh tế xã hội dự án đầu tư

Trả lời

1/ Giống nhau:
- phân tích tài chính và kinh tế xã hội đều dựa trên sự so sánh lợi nhuận thu được và chi phí bỏ ra
- hầu hết các khoản thu, chi trong phân tích tài chính đồng thời cũng là các khoản thu chi trong phân tích kinh tế xã hội
2/ Khác nhau:


Phân tích tài chính
Phân tích kinh tế xã hội
Góc độ phân tích
-đứng trên góc độ chủ đầu tư
- là căn cứ để chủ ĐT ra quyết định
- trên góc độ toàn bộ nền kinh tế
- trên góc độ vĩ mô, dưới góc độ sử dụng tài nguyên của đất nước
Mục tiêu
-xác định lợi nhuận của DA
- căn cứ để chủ ĐT ra quyết định đầu tư
- xác định mức gia tăng phúc lợi xã hội
- căn cứ để các cấp có thẩm quyền chấp nhận ĐT, các chế định tài chính quốc tế, các tổ chức viện trợ ra quyết định cấp vốn cho DA
Tính toán
Xác định đâu là khoản chi phí, lợi nhuận
- thuế, trợ cấp bù giá, bù lãi sau ĐT, tiền công, lương trả cho lao động
Giá đầu ra, dầu vào
Lấy theo giá thị trường
Lấy chi phí sx thực tế để sx ra hàng hóa đó
Tỉ suất xác định khoản thu, chi
Chi phí vốn vay
Tỉ suất chiết khấu xã hội

Câu 16:  Trình bày một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư
Trả lời

I/ Giá trị gia tăng thuần
- Là một trong những chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế của dự án trên góc độ nền kinh tế. Nó cho biết mức đóng góp trực tiếp của DA cho tăng trưởng kinh tế 1 quốc gia
- Giá trị gia tăng thuần chính là chênh lệch giữa giá trị đầu ra và đầu vào
NVA= 0- (MI+ I)
NVA: giá trị sp thuần túy gia tăng do Da đem lại- đóng góp của DA với sự phát triển của nền kinh tế
O: giá trị đầu ra của DA
MI: giá trị đầu vào của vật chất thường xuyên và các dịch vụ mua ngoài theo yêu cầu để đạt được đầu ra
I: vốn ĐT bao gồm chi phí xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc,……..
-Giá trị gia tăng thuần có thể tính cho 1 năm hoặc cả đời DA
 * Một năm :  NVA = O- ( MI+ D)
NVA: giá trị  sp thuần túy gia tăng năm thứ i của DA
O: giá trị đầu ra năm thứ i
D: khấu hao năm i
 * Cả đời DA:    NVA= = ( O- MI) - I
I: giá trị ĐT đã quy chuyển về đầu thời kì phân tích
-Tính NVA bình quân năm cho thời kì phân tích
NVA=       
hoặc NVA= [ ]. 
r: tỷ suất chiết khấu xã hội
NVA _  chi phí trực tiếp trả cho ng lao động(WA)    => NVA= WA+ SS
         \  thặng dư xã hội (SS)
WA: tiền lương, thưởng, phụ cấp
SS: thui nhập xã hội từ hoạt động của DA ( thuế gián thu, trả lãi vay, cổ tức, bảo hiểm, thuế đất…)
* Giá trị gia tăng thuần túy quốc gia: ( NNVA)
- Đối với DA dùng vốn nước ngoài thì NVA gồm
+ Giá trị gia tăng thuần túy  quốc gia: phần giá trị gia tăng sử dụng trong nước (NNVA)
+ Giá trị gia tăng thuần túy được chuyển ra nước ngoài (RP) : lượng ,thưởng, lãi vay  vốn, lợi nhuận thuần, lãi cổ phẩn của nước ngoài….
        NNVA=
Lưu ý: Khí tính NVA ( NNVA) của cả đời DA  hoặc bình quân năm phải tính chuyển O, MI, D của từng năm về cùng một mặt bằng thời gian

II/ Tiết kiệm và tăng cường ngoại tệ
- Mục tiêu: 
+ hạn chế dần sự phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài
+ tạo cán cân thanh toán hợp lí
- Các trình tự xác định chỉ tiêu :
Bước 1: xác định các khoản thu chi ngoại tệ từng năm và của cả đời DA đang xem xét ( thu , chi trực tiếp)
Bước 2: xác định các khoản thu chị ngoại tệ từng năm và cả đời các DA liên đới ( thu, chi gián tiếp)
Bước 3: xác định tổng thu, tổng chi ngoại tệ( trực tiếp và gián tiếp) từng anwm và cả đời DA. Sau đó quy chuyển giá trị này về mặt bằng thời gian hiện tại
Bước 4: xác định số ngoại tệ do sản xuất hàng thay thế nhập khẩu hàng từ nước ngoài ( theo mặt bằng thời gian hiện tại )
Bước 5: tính tổng số ngoại tệ tiết kiệm và thu được ở bước 3 và bước 4( kí hiệu là  NP) . nếu NP>0 DA tác động tích cực làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, NP<0 Da làm bội chi ngoại tệ

III/ Tác động đến khả năng cạnh tranh quốc tế
      Phương pháp xác định chỉ tiêu này thông qua 3 bước :
Bước 1: xác định tổng số ngoại tệ tiết kiệm và thu được do thực hiện DA đã tính chuyển về mặt bằng thời gian hiện tại ( NP)
Bước 2: tính đầu vào của DA từ các nguồn lực trong nước ( vốn ĐT, nguyên vật liệu, dịch vụ kết cấu hạ tầng, tiền lương trả cho ng lao động trong nước…) phục vụ sx cho hàng xuất khẩu hay thay thế cho nhập khẩu. Giá trị các đầu vào này tính theo giá trị thị trường trong nước điều chỉnh, ở mặt bằng thời gian  hiện tại và tỉ giá hối đoái mờ
Bước 3: tính tỉ số IC thông qua việc so sánh số ngaoij tệ tiết kiệm với giá trị các đầu vào trong nước. công thưc :
IC=
IC: chỉ tiêu biểu thị khả năng cạnh trang quốc tế của DA
DR : tổng giá trị các đầu vào trong nước dùng để sx hàng xuất khẩu hay thay thế nhập khẩu( đã quy chuyển về mặt bằng thời gian hiện tại)
Nói chung IC càng lớn thì khả năng cạnh tranh càng mạnh ( IC>1)
IV/ Giá trị hiện tại ròng kinh tế (NPV)

Câu 17. Trình bày 1 số mô hình quản lý dự án đầu tư

1. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án


Điều kiện áp dụng: DA quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản, chủ ĐT có đủ năng lực quản lý dự án 1 cách tốt nhất.

2. Chủ nhiệm điều hành dự án
Điều kiện áp dụng: DA quy mô lớn, tính chất kĩ thuật phức tạp

3. Tổng thầu thực hiện DA- mô hình chìa khóa trao tay:


Điều kiện áp dụng: bên nhận thầu không thể là 1 cá nhân mà phải là một tổ chức quản lí DA chuyên nghiệp






                           
                 





                                 
    


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cảm ơn những nhận xét của bạn, chúc bạn một ngày thành công!

 
Top