Xin gửi bản dịch bài Thoát Á Luận của Fukuzawa Yukichi để chúng ta cùng đọc, xem xét và bàn luận đến tính cách Á Đông có ảnh hưởng đến quá trình tiến đến văn minh như thế nào. Bài Thoát Á Luận được Fukuzawa Yukichi viết và đăng trên tờ báo do ông và đồng nghiệp làm chủ biên Thời Sự Tân Báo năm 1885, cách chúng ta trên 120 năm. Bản dịch và sửa chữa năm 2005 được đăng ở địa chỉ sau:

http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=5518&rb=0305

Tôi xin đăng lại đây để những ai không vào được link trên có thể đọc được:

Thoát Á luận
(Chủ trương thoát khỏi Châu Á)
Hải Âu, Kuriki Seiichi dịch

Đường giao thông trên thế giới là phương tiện để làn gió của văn minh phương Tây thổi vào phương Đông. Khắp mọi nơi, không có cỏ cây nào có thể ngăn được làn gió văn minh này. Thử nghĩ mà xem, những người phương Tây từ thời cổ kim đến nay đều có cùng dòng dõi giống nhau và họ không khác nhau nhiều lắm. Nếu ngày xưa họ chậm chạp thì ngày nay họ di chuyển hoạt bát và nhanh chóng hơn chính là vì họ lợi dụng được thế mạnh của phương tiện giao thông đó mà thôi. Đối với chúng ta, những người sống ở phương Đông, trừ khi chúng ta có quyết tâm vững chắc muốn chống lại xu thế văn minh phương Tây thì chúng ta mới có thể chống đỡ được, còn nếu không tốt nhất là chúng ta hãy cùng chia sẻ chung số mệnh với nền văn minh ấy. Nếu chúng ta quan sát kĩ lưỡng tình hình thế giới hiện nay, chúng ta sẽ nhận thấy được rằng chúng ta không thể nào chống lại được sự tấn công dữ dội của nền văn minh ấy. Vậy tại sao chúng ta không cùng nhau bơi nổi trên biển văn minh ấy, cùng nhau tạo ra một làn sóng văn minh ấy, cùng nhau nỗ lực xây dựng và hưởng lạc những thành quả của nền văn minh ấy?

Làn gió văn minh như là sự lan truyền của dịch bệnh sởi. Hiện giờ dịch bệnh sởi khởi phát từ vùng miền tây ở Nagasaki đang lan truyền về phía đông tới vùng Tokyô nhờ tiết trời ấm áp của mùa xuân. Thời điểm này chúng ta sợ sự lan truyền của dịch bệnh này thì phải tìm phương thuốc, nhưng liệu có phương thuốc nào có thể ngăn chặn sự lây lan này không? Tôi có thể chứng minh rằng chúng ta không có một phương thuốc nào ngăn chặn được dịch bệnh cả. Cho dù chúng ta có ngăn chặn được dịch bệnh có thể lây lan này thì hậu quả là con người chúng ta sẽ chỉ có hư hỏng mà thôi. Trong nền văn minh ấy có cả lợi lẫn hại song song, nhưng lợi luôn nhiều hơn hại, sức mạnh của những điều lợi đó không gì có thể ngăn cản được. Đó chính là điểm mà tôi muốn nói rằng chúng ta không nên tìm cách ngăn cản lại sự lan truyền của nền văn minh ấy. Là những người trí thức, chúng ta hãy góp sức giúp cho sự lan truyền của làn sóng văn minh đó tới toàn dân trong nước để họ thấy được và làm quen với nền văn minh ấy càng sớm càng tốt. Làm được như vậy chính là sự nghiệp của những người trí thức.

Nền văn minh phương Tây đang xâm nhập vào Nhật Bản và có thể tính bắt đầu từ chính sách mở cửa của nước nhà vào thời Gia Vĩnh (Kaei, 1848-1854). Người dân trong nước bắt đầu biết đến những giá trị hữu ích của nền văn minh ấy, và đang dần dần tích cực hướng tới tiếp nhận nền văn minh ấy. Nhưng con đường tiến bộ tiếp cận nền văn minh đang bị cản trở bởi chính phủ già nua lỗi thời. Cho nên đó là vấn đề không thể giải quyết được. Nếu chúng ta duy trì chính phủ hiện nay thì nền văn minh chắc chắn không thể xâm nhập vào được. Đó là vì nền văn minh hiện đại không thể song song tồn tại được cùng với những truyền thống Nhật Bản. Nếu chúng ta tìm cách thoát ra khỏi những truyền thống cũ kĩ đó thì đồng nghĩa với việc phải hủy bỏ chính phủ đương thời đi. Thế thì đương nhiên nếu chúng ta ngăn cản lại nền văn minh đang xâm nhập vào Nhật Bản thì chúng ta không thể giữ gìn được nền độc lập của chúng ta. Dù thế nào đi chăng nữa thì sự náo động mãnh liệt của nền văn minh thế giới không cho phép vùng Đảo Đông Á cứ tiếp tục ngủ trong sự cô độc nữa.

Trong thời điểm hiện nay, những sĩ phu Nhật Bản chúng ta hãy dựa trên cơ sở đại nghĩa “coi trọng quốc gia và coi nhẹ chính phủ”, thêm nữa chúng ta có cơ may được dựa trên thánh chỉ tôn nghiêm của Thiên Hoàng, nhất định chúng ta phải từ bỏ chính phủ cũ, thành lập chính phủ mới, không phân biệt quan lại triều đình và thần dân, toàn dân trong nước tiếp thu nền văn minh hiện đại phương Tây. Nếu chúng ta làm được như vậy, chúng ta không những có thể thoát ra khỏi sự trì trệ lạc hậu cũ kĩ của nước Nhật Bản mà còn có thể đặt lại được một trật tự mới trên toàn Châu Á. Chủ trương của tôi chỉ gói gọn trong hai chữ “Thoát Á”.

Nước Nhật Bản chúng ta nằm tại miền cực đông Châu Á, giá như chúng ta có tinh thần dân tộc thoát ra khỏi những thói quen cổ hủ của Châu Á mà tiếp cận tới nền văn minh phương Tây thì chúng ta đã có thể hoà nhập với nền văn minh phương Tây rồi. Tuy nhiên, thật không may cho Nhật Bản chúng ta, bên cạnh nước chúng ta có hai nước láng giềng, một nước gọi là Chi Na (Trung Quốc), một nước gọi là Triều Tiên. Cả hai dân tộc của hai nước này giống như dân tộc Nhật Bản chúng ta đều được nuôi dưỡng theo phong tục tập quán, tinh thần và nền giáo dục chính trị kiểu Châu Á cổ lai hi. Tuy nhiên, có lẽ do nhân chủng khác nhau, hoặc do quá trình di truyền khác nhau, hoặc do nền giáo dục khác nhau nên có sự khác biệt đáng kể giữa ba dân tộc. Dân tộc Trung Quốc và Triều Tiên giống nhau nhiều hơn và không có nhiều điểm giống với dân tộc Nhật Bản. Cả hai dân tộc này đều không biết đường lối phát triển quốc gia tự lập.

Ngày nay trong thời đại phương tiện giao thông tiện lợi, cả hai dân tộc không thể không nhìn thấy được sự hiện hữu của nền văn minh phương Tây. Nhưng họ lại cho rằng những điều mắt thấy tai nghe về nền văn minh phương Tây như vậy cũng không làm họ động tâm động não. Suốt hàng nghìn năm họ không hề thay đổi và vẫn quyến luyến với những phong tục tập quán cũ kĩ bảo thủ. Giữa thời buổi văn minh mới mẻ và đầy khí thế ngày nay mà khi bàn luận về giáo dục thì họ thường lên tiếng giữ gìn nền giáo dục Nho học (Hán học), bàn về giáo lý của trường học thì họ chỉ trích dẫn những lời giáo huấn “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí”, và chỉ phô trương coi trọng hình thức bên ngoài giả tạo, thực chất họ coi thường chân lí và nguyên tắc, còn đạo đức thì hung hăng tàn bạo và vô liêm xỉ không lời nào tả xiết, đã vậy họ lại còn kiêu căng tự phụ.

(còn tiếp)

HaiAu
02-24-2009, 08:27 AM
(tiếp theo và hết)

Theo đánh giá của tôi, trong tình hình lan truyền mạnh mẽ của nền văn minh phương Tây sang phương Đông như hiện nay, hai nước ấy không thể giữ gìn được nền độc lập. Nếu trong hai nước ấy, xuất hiện những nhân tài kiệt xuất mở đầu bằng công cuộc khai quốc, tiến hành cuộc đại cải cách chính phủ của họ theo quy mô như phong trào Duy Tân (Minh Trị Duy Tân) của chúng ta, rồi cải cách chính trị, đặc biệt là tiến hành các hoạt động đổi mới nhân tâm và cách suy nghĩ thì may ra họ mới giữ vững được nền độc lập, còn nếu không làm được như vậy thì chắc chắn chỉ trong vòng vài năm tới hai nước sẽ mất, đất đai của các hai nước ấy sẽ bị phân chia thành thuộc địa của các nước văn minh khác trên thế giới. Vậy lý do tại sao? Đơn giản thôi, vì tại thời điểm mà sự lan truyền của nền văn minh và phong trào khai sáng (bunmei kaika) giống như sự lan truyền bệnh sởi, hai nước Trung Quốc và Triều Tiên đã chống lại quy luật lan truyền tự nhiên ấy của nền văn minh. Họ quyết liệt tìm cách chống lại sự lan truyền nền văn minh ấy ví như họ tự đóng chặt cửa sống trong phòng khép kín không có không khí lưu thông thì sẽ bị chết ngạt.

Tục ngữ có câu “môi hở răng lạnh”, nghĩa là các nước láng giềng không thể tách rời được nhau và giúp đỡ lẫn nhau, nhưng hai nước Trung Quốc và Triều Tiên trong thời điểm hiện nay không đóng vai trò giúp đỡ một chút nào cho nước Nhật chúng ta cả. Dưới nhãn quan của người phương Tây văn minh, họ nhìn vào những gì có ở hai nước Trung Quốc và Triều Tiên thì sẽ đánh giá nước Nhật chúng ta cũng giống hai nước ấy, có nghĩa là họ đánh giá ba nước Trung Hàn Nhật giống nhau vì ba nước cùng chung biên giới. Lấy ví dụ, chính phủ Trung Quốc và Triều Tiên chuyên chế cổ phong và không có hệ thống pháp luật nên người phương Tây cũng nghĩ rằng Nhật Bản chúng ta cũng là một nước chuyên chế và không có luật pháp. Các sĩ phu hai nước Trung Quốc và Triều Tiên mê tín hủ lậu không biết đến khoa học là gì thì học giả phương Tây nghĩ Nhật Bản chúng ta cũng chỉ là một nước âm dương ngũ hành. Nếu người Trung Quốc hèn hạ không biết xấu hổ thì nghĩa hiệp của người Nhật cũng bị hiểu nhầm. Nếu ở Triều Tiên có hình phạt thảm khốc thì người Nhật cũng bị người phương Tây coi là không có lòng nhân ái. Chúng ta có thể nêu ra biết bao nhiêu ví dụ cũng không hết được. Lấy những ví dụ này, tôi ví trường hợp nước Nhật Bản bên cạnh các nước Trung Quốc và Triều Tiên không khác gì trường hợp trong một làng có một người sống bên cạnh toàn những người ngu đần, vô trật tự, hung bạo và nhẫn tâm thì dù người đó có là người đúng đắn lương thiện đến đâu đi chăng nữa cũng bị nhiều người khác cho rằng là “cá mè một lứa”, cũng chẳng khác gì những người hàng xóm. Khi những vụ việc rắc rối này sinh sôi nảy nở có thể gây ảnh hưởng trở ngại lớn tới con đường ngoại giao của chúng ta. Thực tế này là một đại bất hạnh cho nước Nhật Bản!

Vì vậy, nhằm thực hiện sách lược của chúng ta thì chúng ta không còn thời gian chờ đợi sự khai sáng (enlightenment, bunmei kaika) của các nước láng giềng Châu Á để cùng nhau phát triển được mà tốt hơn hết chúng ta hãy tách ra khỏi hàng ngũ các nước Châu Á, đuổi kịp và đứng vào hàng ngũ các nước văn minh phương Tây. Chúng ta không có tình cảm đối xử đặc biệt gì với hai nước láng giềng Trung Quốc và Triều Tiên cả, chúng ta hãy đối xử với hai nước như thái độ của người phương Tây đối xử. Tục ngữ có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, nghĩa là nếu chúng ta chơi với những người bạn xấu, thì chúng ta cũng trở thành người xấu. Đơn giản là chúng ta đoạn tuyệt kết giao với những người bạn xấu ở Châu Á!

Bản dịch sửa xong ngày 04/10/2005

Tài liệu tham khảo:
Bản tiếng Nhật: http://www.chukai.ne.jp/~masago/datuaron.html
Bản tiếng Nhật của Đại học Keio: http://www.jca.apc.org/kyoukasyo_saiban/datua2.html
Bản dịch tiếng Anh: David Lu, ed., Japan: A Documentary History (Amonk, New York: M.E. Sharpe, 1997), pp.351-353. http://www2.chass.ncsu.edu/ambaras/hi233/Readings/Fukuzawa1885.htm

Lời cảm tạ: Các dịch giả xin cám ơn thày Võ Việt Nhật (Nagoya) cùng các thành viên Câu Lạc Bộ Tiếng Nhật (Japanese Club: http://ann.phys.wani.osaka-u.ac.jp/~an/jclub/), Nhóm Dịch Trẻ (http://www.vn2k.org/vn-book) và các thành viên mạng email VKS đã có những trao đổi góp ý và bình luận cho việc dịch và sửa bản dịch của bài văn tiếng Nhật cổ này.

© 2005 Talawas & Hải Âu

Nguồn: Thời Sự Tân Báo (Jiji Shimpo) – Ngày 16 tháng 3 năm Minh Trị thứ 18 (1885).

HaiAu
02-24-2009, 11:39 AM
Xin trao đổi thêm về bối cảnh ra đời của bài Thoát Á Luận:

Năm 1885, trong thời Minh Trị Duy Tân (1868-1902), Nhật Bản đang tiến hành công cuộc đổi mới một cách toàn diện sau chừng 17 năm từ khi bắt đầu thời Minh Trị: chính trị, giáo dục, kinh tế (chuyển sang nền kinh tế tư nhân) sau khi chính phủ Tokugawa (chính quyền chuyên chế theo chế độ quân chủ Shogunate: tướng quân/lãnh chúa từng vùng và xã hội theo đẳng cấp hà khắc). Trước Minh Trị Duy Tân, thời Tokugawa kéo dài từ 1601 đến 1868, Nhật Bản theo chế độ quân chủ nhưng cũng có những quan hệ mở mang và tiếp xúc với nước ngoài: Hà Lan, Trung Quốc, Triều Tiên, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha (tiếp nhận những người đến truyền đạo).

Ai chưa biết về lịch sử Nhật Bản có thể tham khảo trang web sau:

http://en.wikipedia.org/wiki/History_of_Japan

Lúc bấy giờ xã hội Nhật Bản có nhiều thứ "rối như mớ bòng bong" khi chuyển từ chế độ quân chủ sang thể chế nghị viện và quốc hội, nền giáo dục chuyển từ Nho học sang giáo dục phương tây v.v... những thứ rối như mớ bòng bòng trong xã hội Nhật Bản đã được Fukuzawa phác họa trong cuốn Khuyến Học viết trước lúc đăng bài Thoát Á Luận mà tôi nghĩ trong chúng ta đã có người đọc. Chủ trương lớn nhất của Fukuzawa hồi đó là làm thức tỉnh trí thức Nhật hãy theo con đường phương tây, dứt bỏ hết tư duy cổ phong hủ lậu cùng nền giáo dục Nho/Hán học cùng với việc khai sáng khai trí (Khuyến Học) trong toàn dân để có thể áp dụng khoa học kỹ thuật (tri thức) vào đời sống sản xuất hàng hóa, phát triển thương nghiệp dịch vụ v.v... như các nước phương tây. Những việc đó chính là việc các trí thức phải tự mình "lột xác" mình thoát khỏi ảnh hưởng của giáo dục, văn hóa và tư duy cổ phong hủ lậu của Châu Á để tiếp cận văn minh phương tây làm cho đất nước Nhật Bản có thể đuổi kịp và vượt lên các nước phương tây, đứng vào hàng ngũ các nước phương tây. Làm được như vậy thì mới mong giữ gìn được đất nước Nhật Bản độc lập (không bị xâu xé bởi các nước phương tây đi tìm kiếm thuộc địa và thị trường hồi bấy giờ). Tinh thần này được phát huy bởi rất nhiều trí thức trẻ Nhật Bản có tư tưởng đổi mới (theo phương tây) đã đấu tranh chống lại trường phái bảo thủ (nhưỡng di, đọc trong Phúc Ông Tự Truyện thì sẽ hiểu thêm) và có nhiều trí thức Nhật đã hy sinh cuối thời Tokugawa (nửa đầu thế kỷ 19, tức đến năm 1868).

So với hoàn cảnh của VN hiện nay thì chúng ta thấy kể từ khi đất nước mở cửa, thay đổi chính sách ngoại giao từ khoảng năm 1986 đến nay mới chừng 24 năm. Xã hội (kinh tế) có nhiều biến chuyển rõ rệt, nhưng tư duy của người Việt Nam bị ảnh hưởng của nền giáo dục Nho/Hán học, của thời "đóng cửa" do chiến tranh, do tự hào thắng các đại cường quốc mà có thể nói có nhiều điểm khá giống với thời điểm Fukuzawa viết và đăng bài Thoát Á Luận. Sự giống nhau thể hiện ở trình độ dân trí trong toàn dân chúng ta chưa cao, đặc biệt số dân sống ở các vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa. Về sự nhận định này, tôi có trao đổi với một số anh em về Văn minh là gì? ở link sau:

http://vietphd.org/showthread.php?t=2470

Tại VN hiện nay cũng đang tồn tại rất nhiều thứ "rối như mớ bòng bong", ai muốn làm việc gì đó có thể chẳng biết mình phải bắt đầu từ đâu, và phải đi theo con đường nào. Theo tôi, nếu tại VN không có một cuộc khai sáng khai trí trong toàn dân để mỗi người dân có thể trang bị được kiến thức/tri thức cho mình và tự mình không có thể áp dụng được chút kiến thức nào học trong trường học để cải thiện đời sống, tăng gia sản xuất tạo ra của cải vật chất thì đất nước VN rất có thể khó tiến đến một kỷ nguyên của phát triển. Nếu chúng ta chỉ có khai thác tài nguyên khoáng sản để ăn, rồi một ngày nào đó tài nguyên khoáng sản đó cạn kiệt, tiền nợ nần nước ngoài (vào tư túi phần lớn, vào các cuộc "vung tay quá trán" của quan chức trong các vụ tham nhũng v.v...) thì lúc đó đất nước Việt Nam sẽ rao sao? Rồi nữa liên doanh với nước ngoài, chúng ta không thể hưởng lợi lộc 100% mà chúng ta phải chia sẻ với người nước ngoài, đó là sự thất thoát tiền của và tài nguyên. Còn nữa, trong nước chúng ta không có đủ công ăn việc làm, người dân phải đi lao động làm thuê cho nước ngoài, trong nước mọi người đều nghĩ cái đất nước VN này chẳng phải của người VN thì rồi đến đời con đời cháu chúng ra sẽ ra sao?

Tinh thần và ý chí của trí thức Nhật Bản thời Minh Trị Duy Tân, thời Fukuzawa sống ở Nhật Bản chính là tinh thần và ý chí quyết tâm đưa đất nước Nhật đuổi kịp và vượt các nước phương tây với tinh thần "học hỏi phương tây giữ gìn tinh hoa Nhật Bản" là như vậy đó. Bài Thoát Á Luận phần nào phản ánh được quan điểm đó của trí thức Nhật lúc bấy giờ.

Tinh thần và ý chí của người Nhật quyết tâm đưa đất nước Nhật phát triển đuổi kịp các nước phương tây thời đó rất đáng để chúng ta học tập. Tại VN, tinh thần và ý chí của các cá nhân trí thức chưa đủ để phát động một phong trào cải cách rộng lớn, tinh thần và ý chí đó phải được kết tinh lại trở thành tinh thần và ý chí trong toàn dân thì mới có thể mong làm được việc lớn.

HA

BS Hồ Hải
02-27-2009, 12:58 PM
Đọc và suy nghĩ nhiều về bài viết này. Có mấy điều muốn ghi ra như sau:

1. Ngòai việc so sánh nền văn minh lan truyền từ Tây sang Đông giống như bệnh Sởi là khập khiển và kém thuyết phục ra có mấy vấn đề nên cụ thể hóa về tư tưởng "Thóat Á Luận của Fukuzawa.

2. Chủ chốt vấn đề tư tưởng trong TAL của Fukuzawa, theo tôi, là tác giả muốn cỡi trói nền văn hóa tiểu nông, duy tình của Đông Á mà đi theo nền văn hóa duy lý, khoa học phương Tây trong cách suy nghĩ và làm việc của người Nhật vào thế kỷ thứ XIX. Đây là một điểm sáng chói trong tư tưởng của Fukuzawa, rất đáng trân trọng và ghi nhận ông không chỉ cho nước Nhật mà còn có giá trị cho nhân lọai noi theo.

3. Vấn đề đặt ra ở đây là có người chủ xướng như Fukuzawa, nhưng nếu không có người thực hiện như Minh Trị Thiên Hòang thì làm sao tư tưởng của Fukuzawa được trỡ thành hiện thực. Cái tư tưởng của Fukuzawa giống như điều kiện cần của một định lý tóan học, nhưng cái thực hiện của Minh Trị Thiên Hòang giống như điều kiện đủ để định lý tóan học trỡ thành chân lý bất di bất dịch.

4. Qua đó, nhìn lại đất nước Việt Nam ta, như tôi đã từng đặt vấn đề này trên MB là Việt Nam muốn tiến vấn đề không phải ở những cái mà người ta thường nói trên báo lâu nay mà là vấn đề thay đổi tư duy căn bản về văn hóa nền của dân tộc trong cách nghĩ và cách làm. Dĩ nhiên, thay đổi ở đây không phải là thay đổi sạch trơn cả thuần phong mỹ tục ... mà cần nghĩ và làm thật biện chứng, duy lý trước ba bộ phận lập pháp, tư pháp và hành pháp công minh. Khi nào các nhà lãnh đạo VN ý thức và làm được việc này thì Việt Nam mới có cơ hội tiến lên, ngày nào tư duy và hành động vẫn còn như 20 năm phát động đổi mới như vừa qua chúng ta vẫn cứ mãi lẩn quẩn như gà mắc thóc và người dân vẫn còn khổ mãi dù ta đang sống trong không khí thanh bình.

HaiAu
03-03-2009, 09:28 AM
Bác BS Hồ Hải là bác sỹ của thế kỷ 21, từng du học Mỹ về, không dùng tiếng Hán bao giờ, nếu viết bài gì thời ngày nay mà so với văn phong Hán/Nhật ngữ của ông Fukuzawa (vào năm 1885) trong bài viết dùng lối ví von văn minh với bệnh sởi (thời đó không có thuốc và không có phương pháp phòng chống nó lây lan nhanh) thì hổng có bao giờ cho đúng là phải rồi:-)) Khi dịch, nếu không để nguyên lối ví von trong nguyên văn của tác giả thì có thể chuyển đổi thành ngôn ngữ của thời hiện đại (ví như làn sóng gì đó được?), nhưng như vậy thì không còn văn phong của Fukuzawa Yukichi nữa.

Trong ý 3 của bác BS Hồ Hải: Minh Trị Thiên Hoàng hồi đó không có quyền lực gì, giống như nhà vua Nhật - Bình Thành (Heisei) Thiên Hoàng - ngày nay vậy. Từ sau khi chính quyền Shogunate Tokugawa sụp đổ, chuyển thành thể chế chính trị có nội các chính phủ và thủ tướng. Nội các chính phủ và thủ tướng quyết định mọi việc (có thể nói chuyển quyền từ Minh Trị Thiên Hoàng sang nội các chính phủ và thủ tướng).

HA

BS Hồ Hải
03-03-2009, 08:14 PM
Có lẽ HA hiểu nhầm ý của tôi, nếu ngày ấy chính phủ dưới sự điều hành thủ tướng nhưng nhà vua vẫn nắm quyền và bảo thủ như vua Thái hiện nay thì Nhật có thể là cường quốc không?

Cũng chế độ quân chủ lập hiến như Nhật, nhưng lão vua Thái mang tư duy công thần, nắm trọn quyền hành, vẫn đặt quyền lợi hoàng tộc lên trên quyền lợi quốc gia chủng tộc, nên những khủng hoảng chính trị tại Thái gần 1 thập niên qua được xem là tội đồ của vua Thái. Hầu như các đời thủ tướng Thái gần đây nếu có vấn đề làm ảnh hưởng đến quyền lợi hoàng tộc là y như rằng vua Thái giật dây tạo ra khủng hoảng chính trị. Ngay cả như tân Thủ tướng Abhisit Vejjajiva có được đưa lên cũng có vấn đề phải lo lót vua Thái.

Chính vì thế, dù vai trò Minh Trị không nhiều trong đưa nước Nhật thành cường quốc, nhưng một sự đồng thuận nhà vua rút về hậu trường để nhừơng quyền quyết định cho thủ tướng và nội các hoạt động theo hướng cách tân duy lý và minh bạch của phương Tây cũng là một công lớn của Minh Trị vậy. Hãy cứ suy nghĩ nếu Minh Trị và nội các chính phủ Nhật ngày ấy cứ tranh nhau vì quyền lợi riêng tư thì nước Nhật sẽ là hình ảnh Thái hiện nay?

Nhìn lại Việt Nam mình trong 20 năm đổi mới hiện nay, chúng ta đã dẫm lên tư duy tiểu nông, duy tình, công thần và phong kiến nên không thể tránh khỏi một vòng xoắn bệnh lý trong quản lý, điều hành và tha hoá và kết cực đã rõ ràng, nếu chúng ta không từ bỏ tư duy văn hóa nền hiện tại trong hành xử nơi công đường, thì không hy vọng gì về sự đi lên của VN như Nhật, Sing và Hàn mà sẽ dẫm lên hình ảnh Asean thu nhỏ.

HaiAu
03-04-2009, 04:23 AM
@ Bác BS Hồ Hải: Nếu bác giải thích thêm như vậy thì rõ nghĩa hơn. Thực ra thời điểm chuyển đổi từ chính phủ Tokugawa sang Minh Trị do những Samurai Nhật trẻ, tiến bộ thời ấy thực hiện. Bác đọc tóm tắt lịch sử NB ở địa chỉ sau có thể lý giải được sự khác nhau giữa Nhật và Thái Lan:

http://en.wikipedia.org/wiki/History_of_Japan

HA

BS Hồ Hải
03-04-2009, 09:09 AM
Theo tôi, ngòai vấn đề ý chí và lòng quyết tâm của người Nhật muốn "Thóat Á" để đi đến định hướng giáo dục đúng tạo ra một nền văn hóa duy lý và minh bạch cho cộng đồng. Người Nhật còn có một lợi thế về địa lý để việc "Thóat Á" của họ thuận lợi hơn.

Mặc dù, chữ viết người Nhật một phần ảnh hưởng nguồn gốc chữ tựơng hình của Trung Quốc, nhưng với địa lý tách rời ra khỏi lục địa của Nhật và với biên giới biển đã giúp người Nhật dễ tiếp cận văn minh châu Âu và tránh được sự đe dọa cũng như xâm lăng của Trung Quốc. Yếu tố này không thể không góp phần lớn đến phong trào "Thóat Á" của Nhật.

Nhìn lại, nếu Hàn Quốc không nhờ có Bắc Hàn làm rào chắn với Trung Quốc thì chắc gì chỉ trong 4 thập niên Hàn Quốc có thể trỡ thành cường Quốc thứ 11 về kinh tế trên thế giới? Ở đây ta không thể không xét về Sing, vì với vị trí địa lý xa nước lớn và diện tích nhỏ, dân ít cũng là một điều kiện dễ quản lý và phát triễn. Ngay cả Đài Loan, dù là một phần của Trung Hoa lục địa và với đà này họ sẽ sát nhập vào Truing Quốc không lâu, nhưng nhờ vào địa lý tách rời nước lớn và chính sách tự lực, tự cường, biết chọn đồng minh đúng đắn họ cũng đã phát triễn thành công hơn chúng ta, trong khi vào thập niên 1970 họ cũng chỉ đứng trên nền tảng căn bản để phát triễn không hơn ta, đặc biệt so với miền Nam VN.

Thế thì vấn đề Việt Nam, những thuận lợi và bất lợi gì nên cần nêu ra để "Thóat Á"?

HaiAu
03-05-2009, 12:04 PM
Tình hình tại VN cho thấy không chắc có thể thoát được Á, thoát được Tầu Xì mà dường như lại càng gắn chặt thêm vào Tầu. Tại VN các bác quan sát sẽ thấy:

Nhiều sách viết về Tầu/sử Tầu, nhiều phim về lịch sử Tầu, hàng hóa Tầu tràn lan với nguyên vẹn chữ Tầu. Và đây nữa, truyện chiến tranh Tàu-Việt ngang nhiên được xuất bản:

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture/2009/03/090304_machienhuu_story.shtml

và nhiều thứ Tầu khác nữa... Tôi còn nhớ trước kia Bill Gates đến thăm VN, còn có ảnh chụp cảnh bà con ta còn cho cả Bill Gates chữ Tầu nữa. Đến cả quan chức cao cấp cũng theo Tầu... có người (cán bộ) còn nói chuyện với tôi "Để phát triển VN cứ học theo Tầu mà làm, làm gì phải tự sáng tác thêm cho mệt ra"... Tinh thần "dính" Tầu thế thì chỉ còn nước bó tay.com.

Hải Âu

BS Hồ Hải
03-05-2009, 08:16 PM
Theo tôi, VN mình muốn thoát Á cần 3 vấn đề sau:

1. Phải có chiến lược về mặt tư tưởng ở tầng lớp lãnh đạo về thoát Á, không cần ầm ĩ tuyên bố, nhưng trong chiến lược về giáo dục và tư tưởng văn hóa cần định hướng về sự thay đổi văn hóa nền chuẩn mực về đạo đức, thuần phong mỹ tục tốt đẹp của dân tộc trên cả 2 phương diện duy lý và giữ gìn tâm linh con người hướng thiện.

2. Cần có một tầng lớp lãnh đạo làm việc vị trọng trách quốc dân đồng bào và đất nước hơn là vị cái văn hóa duy tình, tiểu nông, cá nhân và dòng tộc. Nói đến cái này tôi cực ghét những cái gọi là: "Hội đồng hương" này nọ. Không hiểu những người thành lập hội đồng hương tỉnh này, tỉnh nọ nhìn vấn đề đồng hương ở phạm vi đất nước Việt hay chỉ có cái nhìn cỏn con ở cái tỉnh họ sinh ra, rồi một người làm quan kéo bè, kéo phái, con đàng cháu đúm để vào phá nát đất nnước vì quyền lợi cá nhân.

3. Có chính sách ngoại giao tốt và biết chọn bạn mà chơi để tạo ra sự hùng cường dân tộc Việt.

Thực ra một dân tộc mạnh hay không mạnh không phải vì dân tộc ấy không biết làm mình mạnh mà vì tầng lớp lãnh đạo có biết làm mạnh hay yếu đi sức mạnh của cộng đồng. Khả năng của con người là vô hạn, vấn đề đánh thức tiềm năng mới là vấn đề quan trọng. Không phải cứ ra rã tung hê, thúc giục bằng lời nói suông là được mà cần những tấm gương thực tế mới thuyết phục được cộng đồng.

Hiện tại các phương tiện thông tin đại chúng đang đi rất lệch hướng trong vấn đề định hướng xã hội. Tối xem tivi chỉ thấy film Tàu, Hàn Quốc. Các chương trình giải trí và báo chí tập trung vào PR cho chỉ 2 giới chính là giới làm chính trị và giới nghệ sĩ đa phần rẻ tiền. Trong khi các nhà khoa học, các tấm gương học hành, đạo đức và làm ăn bằng sức lực thực thì như lá mùa thu. Một xã hội mạnh đâu nhờ vào các nhà chính trị và các cô người mẫu và ca sĩ chạy sô?

Mời mọi người cùng bổ sung thêm.

BS Hồ Hải
03-06-2009, 01:30 PM
http://i284.photobucket.com/albums/ll30/Frank_Ho/Nhn.jpg

Hôm nay dạo qua thế giới Blogger thấy có Entry của Change, We need (http://blog.360.yahoo.com/blog-3nSnXHoyc6MG6rBbPObhArrRuSj7PxNtyxUSwMmDRQ--?cq=1&p=536&n=28500) nói về chuyến công du của TBT Việt Nam sang Nhật tháng 3/2009 này. Tôi muốn bàn một chút về cái nhìn khách quan và khoa học để mọi người xem sao?

Việc TBT Nông Đức Mạnh đi thăm Nhật kỳ này là đúng, vì trong nhiệm kỳ này thì Chủ tịch nước và Thủ tướng Việt Nam đã đi thăm và có những cam kết về ngoại giao cũng như kinh tế rồi. Và về 2 lĩnh vực ngoại giao và kinh tế giữa Việt Nam và Nhật trong giai đoạn này xem như đã hoàn tất.

Tháng 12/2008 Trung Quốc Xâm phạm đảo Điếu Ngư của Nhật, muốn chia đôi Thái Bình dương với Mỹ (http://www.tuanvietnam.net/news/InTin.aspx?alias=tulieusuyngam&msgid=6249) và cho 2 tàu chiến tham gia công cuộc chống cướp biển Somali, đồng thời một đô đốc hải quân Trung Quốc "ngỏ ý" muốn chia đôi lãnh hải cai trị tại Thái Bình Dương với tư lệnh hạm đội TBD Keating trong cuộc gặp của bà Hillary Clinton, trong vai trò ngoại trưởng Mỹ có chuyến viếng thăm đầu tiên sau khi nhậm chức, lúc đó ông Keating đã trả lời rất cụt lủn: "No, thanks".

Ngược thời gian về trước, qua các sự kiện, chúng ta thấy: người Trung Quốc luôn đi những bước đi chiến lược về mặt chính trị thế giới theo 2 chữ: THỜI & THẾ. Họ chiếm Hoàng Sa của ta vào năm 1974, khi được Mỹ bật đèn xanh và đã rút quân ra khỏi miền Nam sau hiệp định Paris 1973 và bỏ rơi đồng minh Việt Nam Cộng Hòa. Họ đánh biên giới phía Bắc năm 1979, khi Mỹ đồng ý và ta vừa mới hòa bình lập lại và bao chuyện sai lầm về kinh tế như chuyện đánh tư sản 1978 và ta đang suy yếu về mọi mặt. Họ chiếm Trường Sa năm 1988, khi ta đang cô độc, sai lầm về điều hành kinh tế bằng đường lối bế quan tỏa cảng và người được gọi là "bạn Liên Xô" đang trên đà tự duyệt. . .

Thế thì, việc của các nước có địa lý gần một nước lớn, đầy dã tâm như Trung Quốc phải làm gì? Lâu nay, các nước bé cạnh Trung Quốc quên đi câu: "Đoàn kết là sức mạnh". Đã đến lúc phải thức tĩnh để biết đoàn kết lại mới mong chống chọi và giữ vững biên cương của Tổ Quốc, tránh sự hủy diệt giống nòi như thời Đông Chu Lục Quốc bị bình định bỡi Họ Tần và nhà Hán trong lịch sử thâu tóm đất đai và mở rộng bờ cõi to lớn, rồi 1959 tiếp tục xâm chiếm Tây Tạng để có một nước Trung Quốc khổng lồ ngày nay. Vậy, chuyến đi tháng 3 này của TBT Việt Nam đến nước Nhật vì chiến lược đoàn kết các nước trong vùng Đông Á hay vì ODA?

Trong ngoại giao, đôi khi, cần huyền biến và nhẫn nhịn để được việc. Chuyện ODA là chuyện của thủ tướng giữa 2 nước Nhật - Việt. Chuyện đoàn kết với Nhật về mặt chiến lược chính trị để đối mặt với một "người bạn môi hở răng lạnh" luôn có ý đồ làm người thân và dòng tộc với ta để mong đồng hóa ta qua bao nhiêu thế kỷ thì không đơn giản chút nào. Thế thì, cần phải TBT đi công cán hay cần Thủ tướng đi trong khi đó Thủ tướng và Chủ tịch nước đã viếng thăm và làm việc rồi?

Khi nào rảnh rỗi tôi sẽ bàn về vụ ODA Nhật sau, vì ngày xưa tôi cũng đã từng làm việc với một chuyên gia về y tế của JICA-Nhật trong việc tái thiết bệnh viện Chợ Rẫy, nên cũng biết chút ít về chuyện ngún nguẩy của người Nhật trong các dự án khi cần thiết. Tóm lại, không ai cho không ai một xu nào và cũng đừng mong một cường quốc có ý định tốt với một nước nhược tiểu như Việt Nam mà không có điều kiện. Mà hãy nhìn vấn đề thật khách quan, đánh giá rõ tình thế và đối tác để có những bước đi vì đại cuộc.

BS Hồ Hải
03-06-2009, 02:20 PM
http://i284.photobucket.com/albums/ll30/Frank_Ho/ng.jpg

Tôi suy nghĩ hòai tại sao VN mình mãi yếu kém và lạc hậu? Tôi nghiệm ra một vấn đề chính là vì Việt Nam mình không "Thóat Á" được như người Nhật, Hàn, Sing và Đài là do cái văn hóa nền duy tình và tiểu nông của người mình.

Khi tự tìm hiểu và nghiên cứu về văn hóa Việt, tôi thấy nhờ lớp người đi mở cõi, họ giống như 108 anh hùng Lương Sơn Bạc bên Tàu. Chính họ đã làm nên một nền văn hóa mới ở miệt Nam bộ về ăn, ở, làm việc và thuần phong mỹ tục ... Nền văn hóa này giữ được cái duy tình về đạo đức làm người của người Việt, nhưng có phát triễn và kế thừa cái duy lý của phương Tây

Cá tính và lối sống người dân Nam bộ cũng rất đơn giản như cơn mưa rào Nam bộ. Cái gì đồng ý hay không, họ không có chuyện vòng vo, mà họ đi thẳng vào vấn đề và không để bụng.

Có nên chăng? Nhà nước cần định hướng sự phát triễn những điểm quan trọng của văn hóa đồng bằng sông Cửu Long và đưa nó vào chương trình giáo dục, tuyên truyền cho cách nghĩ, cách làm trong hệ thống công quyền để giúp cho các thủ tục hành chánh bớt đi sự hành dân và lãng phí tài sản, thời gian!

BS Hồ Hải
03-09-2009, 09:22 PM
Có lẽ chuyện Việt - Mỹ thảo luận về an ninh trên Biển Đông (http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/03/834991/) sẽ là một trong những vấn đề Thoát Á cho VN chăng?

HaiAu
03-24-2009, 10:49 AM
Bản dịch tiếng Anh Thoát Á Luận của David Lu (trích pp. 351-353 cuốn Japan A Documentary History David J. Lu, nxb M.E. Sharpe, 1997) cho ở link sau (link cũ tôi tham khảo lúc dịch không còn nữa):

http://www.japanesehistory.de/docs/1885DatsuaRon.pdf

Bác nào quan tâm có thể đọc tham khảo thêm hay cũng có thể so với bản tiếng Việt.

Hải Âu

BS Hồ Hải
07-02-2009, 10:24 PM
Đào tạo chất lượng cao

Tức là chuyện đào tạo 1 triệu nông dân chất lượng cao/năm mà nghe nói Chính phủ vừa đặt hàng cho Bộ hữu quan. Đây là một chuyện cười chất lượng cỡ nào thì tùy người đối diện, nhưng hiệu quả thì giống như nói chuyện pha trò mà thành chọc cho chúng chửi. Bởi vì chương trình này có nhiều chỗ nghe cứ lơ mơ như trát bùn, mặc dù nếu được thực thi thì sẽ trực tiếp tác động tới số phận cùa nhiều triệu người trong nhiều năm tới.

Trước đây nghe tới vụ Cử nhân tài năng đã rất chối tai, nhưng ngành Đại học kém cỏi lỡ đào tạo ra thứ Cử nhân không có tài năng thấy xấu hổ muốn cải tiến nên chọn đó làm mục tiêu phấn đấu, đào tạo ít năm nếu không thấy có hiệu quả sẽ dẹp tiệm tìm phương án khác, thất bại là mẹ thành công thì tự nhiên thành công là con thất bại, mẹ càng nhiều thì con càng đông, cái gì chứ người muốn làm Cử nhân xứ này đâu có thiếu, đám trẻ con kia chỉ là vật thí nghiệm miễn phí, vì lợi ích trăm năm thì thiệt thòi vài thế hệ nhằm nhò gì, tiếc gì mà không thất bại bừa đi. Có điều ít nhất Cử nhân cũng là thứ người phải đào tạo đúng bài bản mới có được, thôi thì may nhờ rủi chịu chứ biết làm sao! Nhưng nông dân mà cũng phải đào tạo trường lớp chính quy cho thành chất lượng cao, lại là đào tạo đại trà, nhất là lại do chính quyền đứng ra đào tạo thì hơi lạ, tóm lại vụ này mới.

Thứ nhất là vì trong môi trường sản xuất nông nghiệp thì hoạt động sống và hoạt động sản xuất không tách bạch như trong giới làm công ăn lương, trời không mưa cũng phải lo, nước quá cao cũng phải sợ, Vedan lén xả nước thải cũng chết dở, nhà nước quy hoạch lấy đất cũng buồn thiu, lao động lại không đồng nghĩa với sản xuất, làm ruộng giỏi mà gặp thiên tai cũng mất trắng, chăn nuôi giỏi mà gặp thứ heo Thổ Hành Tôn nuôi cả năm được ba chục ký cũng sạt nghiệp, hàng trăm hàng ngàn nguy cơ rất cụ thể như thế thì giáo trình nào tổng kết, lý giải và dự kiến cho hết được để dạy người ta? Thứ hai là trong nông nghiệp thì kỹ năng và kinh nghiệm của từng cá nhân được hình thành qua thực tiễn lao động sản xuất gắn liền với một hệ thống điều kiện tài nguyên tự nhiên (thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu...) xác định và một hệ thống sản xuất (phương tiện kỹ thuật, quy trình tác nghiệp, quan hệ thị trường...) cụ thể, cho dù là Thần Nông ở Thái Bình mà vào Đồng Tháp Mười làm ruộng không khéo cũng có ngày phải bỏ đất cho chuột coi mà lên Sài Gòn bán giấy số. Chỉ một chuyện chống chuột phá lúa ấy thôi mà hai trăm năm nay bao nhiêu thế hệ nông dân Nam Bộ cũng phải liên tục đào tạo cho nhau đấy, ai cũng là thầy mà ai cũng là trò. Cho nên nếu đào tạo nông dân chất lượng cao thì phải đào tạo người đào tạo, cứ giao vài ngàn mẫu đất cho các vị thầy bà tương lai kia làm ruộng nuôi heo nuôi cá chăn bò vài mùa xem họ có đủ ăn không đã rồi hãy nói tới chuyện cho họ dạy dỗ người thiên hạ.

Nhưng khoan đã, danh bất chính tắc ngôn bất thuận, nông dân chất lượng cao là nông dân gì, khác với các loại nông dân chất lượng thấp hay chất lượng chưa cao chỗ nào thì chưa thấy ai định nghĩa hay giải thích. Tuy nhiên theo lời Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn nhiều lần nhấn mạnh, “mục tiêu mà chương trình đào tạo này đặt ra phải là trang bị cũng như đào tạo cho nông dân có tay nghề cụ thể, có tri thức và biết ứng dụng khoa học kỹ thuật để làm giàu từ nông nghiệp, chứ không phải làm cán bộ nông nghiệp hoặc sau đó lại ly nông”, thì có thể hiểu đơn giản thế này: nông dân chất lượng cao sắp được đào tạo đây là loại nông dân có thể làm giàu bằng hoạt động sản xuất nông nghiệp của mình nên không cần chạy chọt xin làm việc nhà nước để lãnh lương hay bỏ làm ruộng chạy chợ (ly nông), thậm chí rời quê (ly hương). Nghe thì cũng hay, nhưng có mấy điểm cần lưu ý nếu không thì lầm chết luôn. Trước hết, nông dân có tay nghề cụ thể, có tri thức và biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp là chuyện họ chủ động được, còn có thể làm giàu được từ sản xuất nông nghiệp để yên tâm làm nông dân trọn đời hay không lại là chuyện họ không chủ động được, phải nói cho rạch ròi như vậy mới thấy cái mục tiêu cao đẹp kia khả thi tới đâu. Thứ nữa, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp và ở nông thôn hiện nay là nhu cầu khách quan mà cấp thiết, nông dân không ly nông thì có ngày chết đói, ly nông mà ly hương thì chết cha các thành phố, muốn họ ly nông không ly hương thì phải tạo ra nhiều việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn, có đào tạo tay nghề thì đào tạo những cái ấy, chứ đào tạo những thứ kỹ năng cấy lúa làm cỏ chất lượng cao để làm cái gì! Bên cạnh đó, nông dân giàu lên sẽ phân hóa thành năm bảy hạng, hạng lương dân thì tự nhiên chất lượng vẫn cao, còn những hạng không chịu yên phận làm lương dân thì có tiền càng dễ làm bậy, liệu có thể dựa vào mấy cái tiêu chuẩn như giàu có và không ly nông kia mà nói đó là nông dân chất lượng cao không?

Thế đấy, mà cũng chỉ cần nghĩ tới vài điểm lặt vặt như vậy thôi thì người ta đã đưa ra được những cách thức phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn khác tuy ít hoành tráng nhưng chắc chắn nhiều hiệu quả hơn rồi. Còn nói xa hơn thì nếu chẳng may chương trình đào tạo nông dân chất lượng cao này lại có chất lượng cao thì sau 25 năm nữa Việt Nam sẽ có 25 triệu nông dân xịn, có điều lúc ấy nước biển dâng lên, ruộng đất giảm đi, nông dân cả chất lượng cao lẫn chưa cao không đủ mặt bằng tác nghiệp để thi triển thân thủ đành phải ly nông hay ly hương thì công lao của thầy, công sức của trò, quyết tâm của Chính phủ, tâm huyết của Bộ hữu quan và nhất là kinh phí nhà nước đổ vào chương trình này kể như đổ sông đổ biển chứ gì?

Nông dân phải sống thì cứ để họ tự đào tạo là chính, chính quyền có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho họ sản xuất nông nghiệp - tiêu thụ nông sản và bảo vệ công bằng xã hội cho họ thì mấy chục năm nay còn lo chưa xong, lại đi can thiệp sâu vào những chuyện vốn không phải của mình.

Nói vô phép chứ xứ này hiện cần đào tạo nhiều cái chất lượng cao lắm, nhưng trong đó cái cần đào tạo sớm nhất chính là chính quyền chất lượng cao...

Source: Tháng 3. 2009 (http://blog.360.yahoo.com/blog-0lIwRp4yeqlSlANVd_hNqS7b?p=3383#comments)

BS Hồ Hải
12-01-2009, 12:18 PM
Gộp thi: Hai vấn đề

11/27/2009 -BÙI TRỌNG LIỄU-Tạp chí Hồn Việt (http://honvietquochoc.com.vn/Giao-duc/Gop-thi-Hai-van-de.aspx)
(Nguyên GS Đại học Paris, Pháp)

Trong bài này, tôi muốn đề cập đến 2 vấn đề: 1/ vấn đề “Gộp thi” theo nghĩa “hai trong một”, nghĩa là cái đề án gộp chung thi kết thúc Trung học và thi tuyển vào Đại học, và 2/ vấn đề “Gộp thi” mà tôi muốn đề cập trong riêng việc thi tuyển đại học thôi.

1/ “Gộp thi” theo nghĩa “hai trong một”

Trước hết là vấn đề “Gộp thi” theo nghĩa “hai trong một”, nghĩa là cái đề án gộp chung thi kết thúc Trung học và thi tuyển vào Đại học, mà trong nước đang thảo luận. Để dễ trình bày ý kiến, trước hết, tôi xin kể câu chuyện Pháp. Nền giáo dục của Pháp có những cái hay, nhưng cũng có những “đặc điểm”, do lịch sử để lại.

* Vấn đề “Gộp thi” theo nghĩa “hai trong một” ở Pháp…

Đặc điểm thứ nhất là cái bằng tú tài (baccalauréat) ra đời năm 1808 dưới thời hoàng đế Napoléon I, có đặc điểm sau đây: theo luật, nó vừa là bằng kết thúc Trung học (định nghĩa thứ nhất), đồng thời là “bằng cấp đầu tiên của đại học”, (“premier grade universitaire”, định nghĩa thứ nhì), và do đó ban giám khảo của nó phải đặt dưới sự chủ tọa của một giáo sư đại học.

Vì cái định nghĩa thứ nhì là như thế nên từ thuở nó được khai sinh đến nay, người có bằng tú tài Pháp được đương nhiên ghi tên vào học Universités (“đại học” Pháp, tôi dùng tiếng Pháp cho khỏi lẫn lộn dưới đây) mà không phải thi tuyển gì hết: bằng tú tài Pháp là kết quả của một sự “gộp thi”, một thứ bằng “hai trong một”.

Đến nay, bằng tú tài này đã ngót 200 tuổi. Trải qua nhiều thăng trầm, đã có những thay đổi theo thời gian (môn học, số ban, cách tổ chức thi, số thí sinh từ vài chục thuở ban đầu nay đã tăng lên gấp bội: hơn 620 ngàn, và tỉ số đỗ là khoảng 83 % (năm 2007).

Nhưng 2 định nghĩa kể trên vẫn tồn tại, không phải vì chính quyền không muốn sửa, mà vì từ mấy chục năm rồi, sửa không được, do sức phản kháng của vài công đoàn và một phần dư luận. Và vì thế mà “kẹt”: các Universités không được phép tuyển sinh, nghĩa là không lọc được “đầu vào”.

Với một số lượng sinh viên rất lớn, với trình độ linh tinh, không ngân sách nào có thể chịu đựng nổi; các Universités chỉ có cách là “lọc” qua kỳ thi cuối năm thứ nhất và cuối năm thứ hai với tỉ số thi đỗ lên lớp rất thấp.

Vì sinh viên trong hai năm đầu chỉ được lưu ban thêm một lần, số sinh viên phải rời trường sau 3 năm, không được phép học tiếp, là một con số khổng lồ: đám sinh viên này rời trường mà không có một mảnh bằng nào trong tay. Do đó sự lãng phí thật khủng khiếp về thời gian, về nhân lực, về ngân quĩ. Hậu quả của cái “định nghĩa thứ nhì” của bằng tú tài Pháp tai hại như vậy.

Đặc điểm thứ nhì của Pháp là sự hiện diện của một số cơ sở giáo dục đại học bên ngoài các Universités: đó là những cơ sở mà Pháp gọi là những “Grandes Écoles” - (“Trường lớn”, tóm tắt là những trường kỹ sư, những trường thương mại quản lý, chủ yếu là những trường cao cấp dạy nghề…; đấy là nói gọn vì trong đám này, lại còn phân biệt “Grands Etablissements”, nghĩa là “Trường lớn hạng bảnh” nữa, nói thêm thì quá dài dòng) - do lý do lịch sử để lại từ thế kỉ 19 hay xa hơn nữa, đã được mở bên ngoài các Universités. May cho các cơ sở này (và may cho nền giáo dục của Pháp): nhờ được mở bên ngoài các Universités mà các cơ sở này không bị “kẹt” vào cái định nghĩa thứ hai của cái bằng tú tài kể trên.

Do đó, các “Grandes Écoles” tuyển sinh theo kiểu thi tuyển ở mức tú tài +2. “Đầu vào” nghiêm chỉnh, nên không lãng phí, và có phương tiện học hành đầy đủ hơn. Nhưng đây chỉ là một thiểu số.

Các Universités thực sự chỉ “bảnh bao” ở cấp đào tạo tiến sĩ vì trừ một số trường hợp đặc biệt, đa số “Grandes Écoles” không đảm nhiệm cấp này. Các Universités nói riêng, và nền giáo dục đại học Pháp nói chung, “khuynh gia bại sản” vì không được tuyển sinh. Hiện nay đang cố có một cuộc cải cách đại học, nhưng cái “định nghĩa thứ nhì” của bằng tú tài vẫn chưa bỏ được, vẫn là cái nhọt nhức nhối!

* Vấn đề “Gộp thi” theo nghĩa “hai trong một” ở Việt Nam

Nếu tôi kể chuyện Pháp, cũng là nghĩ tới tình hình Việt Nam. Tất nhiên không thể so sánh cách tổ chức nền giáo dục đại học của hai nước - nước ta định nghĩa trường đại học có phần khác với nhiều nước trên thế giới. Tôi chỉ muốn nói là nên cân nhắc thận trọng trước khi lấy quyết định “Gộp thi kết thúc Trung học và thi vào Đại học”, bởi vì hậu quả của nó rất khó lường: lợi ít hại nhiều, kể cả trong cách tổ chức và trong sự nuốt ngân quĩ nếu tính dài hạn.

Bất đắc dĩ, nếu vì lý do nhiêu khê và tốn kém trong việc tổ chức thi, thì thà bỏ thi tốt nghiệp Trung học (và thay thế bằng cách đánh giá nào đó), và để cho các trường đại học tự tuyển sinh. Có vậy mới hy vọng nâng được phần nào trình độ của giáo dục đại học. Nếu không thì e sẽ sa lầy, trừ phi muốn ưu tiên số lượng thay vì chất lượng. Vả lại, đại học tự quản có nghĩa gì, nếu không được tuyển sinh viên cho “đầu vào”?

2/ “Gộp thi” cho riêng việc thi tuyển đại học

Bây giờ tôi xin đề cập đến vấn đề “Gộp thi” cho riêng việc thi tuyển đại học. Mỗi nước có cách tuyển sinh viên đại học của họ. Thí dụ như ở Mỹ tôi nghe nói là mỗi trường có cách thức tuyển sinh khác nhau: có trường tuyển theo hồ sơ, sử dụng kết quả học tập thời Trung học Phổ thông nhưng cũng có trường tổ chức kỳ thi tuyển riêng.

Ngược lại, nếu tôi hiểu không lầm, cách thi tuyển sinh của Việt Nam hiện nay, tổ chức thống nhất cả nước, thi theo khối A (toán lý hóa), khối B (toán hóa sinh), khối C (văn sử địa), khối D (toán văn anh)… Giữa 2 thái cực đó - Mỹ (từng đại học tuyển riêng) và ta (thi gộp theo khối) - cách thi tuyển của Pháp là cách trung gian.

Như đã nói ở phần 1, các Universités không được phép tuyển sinh. Còn các “Grandes Écoles” thì tuyển sinh theo cách làm bài thi viết, rồi thi vấn đáp. Nhưng không phải là trường nào thi tuyển cho trường nấy, mà là thi gộp theo “nhóm trường” (xếp theo ngành nghề na ná; ở đây tôi cũng dùng tên gọi tiếng Pháp cho khỏi lẫn lộn).

Thí dụ như nhóm 35 trường kỹ sư Écoles Nationales Supérieures d'Ingénieurs ở mọi địa phương có kỳ thi chung; nhóm các trường kỹ sư Centrale, Mines, Ponts ở mọi địa phương có kỳ thi chung; nhóm các trường Ecole Polytechnique, Écoles Normales Supérieures, có kỳ thi chung… Sinh viên trúng tuyển thì xếp cao thấp, ai đỗ cao thì được phép chọn trước, chọn trường mà mình muốn học, cứ theo số chỗ (“chỉ tiêu”) của từng trường mà nhập trường. Tất nhiên, đây là chỉ kể một cách tóm tắt cho gọn, mà không kể chi tiết một số trường hợp cá biệt. (Ai muốn biết kỹ, có thể vào trang mạng của Bộ Giáo dục Pháp mà tham khảo).

Tóm lại, 3 hình thức tuyển sinh nêu trên - từng trường tuyển sinh riêng, “gộp thi theo khối” và “gộp thi theo nhóm trường” - đều có cái tiện và cái bất tiện cho trường hoặc cho thí sinh, tốn kém khác nhau cho ngân quĩ, đắt rẻ khác nhau cho gia đình thí sinh. Tôi nêu vấn đề, mà không đưa kết luận.

Chỉ đưa thêm một thông tin bên lề, nhưng không kém phần quan trọng: Ở Pháp, học phí của các trường kỹ sư công lập (trình độ ra trường ở mức tú tài + 5) là khoảng 380 euros/năm. Đa số các trường thương mại-quản lý là trường tư (trình độ ra trường là tú tài+4 hay tú tài+5), học phí khoảng từ 4500 euros/năm đến 7000 euros/năm.

Nhắc thêm là tất cả các trường tiểu học và trung học công lập đều miễn phí; bất cứ học sinh nào muốn học trường công lập đều được nhận.

Tuổi cưỡng bức học là tới 16 tuổi. 91% học sinh tiểu học (vì phụ thuộc các thị xã) và 100% học sinh trung học cơ sở (vì phụ thuộc tỉnh) được cho mượn sách giáo khoa.

Tùy gia cảnh, mỗi lần khai trường, mỗi học sinh cho đến 18 tuổi, được hưởng một “phụ cấp khai trường”; 5 triệu 4 trăm nghìn học sinh được hưởng phụ cấp này. Có thể so sánh với mức lương tối thiểu (SMIC) ở Pháp hiện nay là 1280 euros/tháng, nghĩa là nghèo cũng có thể có con cháu học hành khá cao, miễn là có trình độ học tương xứng. Tuy vậy, người dân Pháp vẫn chưa hài lòng với cách quản lý nền giáo dục của nhà nước. Các con số cũng tự chúng “biết nói” rồi. Tôi miễn bình luận

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cảm ơn những nhận xét của bạn, chúc bạn một ngày thành công!

 
Top